Danh mục

Ứng dụng GIS và viễn thám trong phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.96 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng GIS và viễn thám trong phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" nhằm phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, thông qua thu thập ảnh viễn thám, văn bản, tài liệu, các điểm điều tra thực địa đã tiến hành phân loại được ảnh viễn thám của các năm 2010, 2015, 2019 của huyện Phong Điền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS và viễn thám trong phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HU ỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Văn Bình, Hồ Nhật inh, Nguyễn Thành Nam Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyendinhtien@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nhằm phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, thông qua thu thập ảnh viễn thám, văn bản, tài liệu, các điểm điều tra thực địa đã tiến hành phân loại đƣợc ảnh viễn thám của các năm 2010, 2015, 2019 của huyện Phong Điền. Qua đó, đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng đất sử dụng đất của huyện Phong Điền với 12 loại hình sử dụng đất, bao gồm: Rừng giàu; rừng trung bình; rừng nghèo; đất trồng cây cao su; đất trồng cây hàng năm; đất mặt nƣớc; đất cát; đất nuôi trồng thủy sản; đất trống; đất công trình xây dựng và đất rừng sản xuất. Độ chính xác phân loại ảnh năm 2010 là 92%, năm 2015 là 94% và năm 2019 với 87% cho thấy kết quả phân loại có đƣợc kết quả rất cao. Qua bản đồ biến động đất sản xuất nông nghiệp cho thấy sự tăng giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng cụ thể từ đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất công trình, đất trồng cây hàng năm khác. Từ các kết quả trên, nghiên cứu đã đƣa ra một số đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá tài nguyên tại huyện Phong Điền. Từ khóa: B ến động, đất nông ng ệp, G s, P ong Đ ền, v ễn t ám. 1. MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản to lớn của đất nƣớc. Nếu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả sẽ là động lực lớn để phát triển kinh tế và xã hội. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc đang có nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi đó đã phần nào tác động trực tiếp hoặc gián tiếp sự biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ của con ngƣời ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. Công nghệ viễn thám đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhƣ: quản lý tài nguyên và môi trƣờng, nông nghiệp, lâm nghiệp, nghiên cứu địa chất, quản lý tai biến, quản lý đô thị,… và với việc kết hợp hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám tạo nên một công cụ mạnh nhằm nghiên cứu biến động tài nguyên đất. Huyện Phong Điền là một huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích rừng lớn 66.235 ha chiếm gần 70% diện tích toàn huyện. Qua quá trình đô thị hóa, phát triển mạnh mẽ của huyện đã phần nào ảnh hƣởng nhất định đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Vì những lý do đó, đề tài: “Ứng dụng GIS và v ễn t ám trong p ân t b ến động đất sản uất nông ng ệp trên đị bàn uyện P ong Đ ền, tỉn T ừ T ên Huế” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền. Từ đó, 263 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng GIS và viễn thám trong đánh giá tài nguyên tại huyện Phong Điền. 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội ung nghiên cứu - Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2015, 2019. - Đánh giá biến động đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu qua các giai đoạn. - Phân tích nguyên nhân biến động đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . P ương p áp t u t ập số l ệu t ứ ấp Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 2010 đến năm 2018 của huyện Phong Điền. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền năm 2015 và 2018. Ngoài ra, ảnh vệ tinh Landsat các năm nghiên cứu đƣợc tải miễn phí từ trang web: https://earthexplorer.usgs.gov. b. P ương p áp t u t ập số l ệu sơ ấp Sử dụng máy định vị cầm tay để thu thập các điểm thực tế tại thời điểm nghiên cứu. Các điểm này có thông tin tọa độ gắn với hiện trạng sử dụng đất tại điểm đó nhằm phục vụ công tác đánh giá thực tế kết quả giải đoán ảnh trong thời điểm nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh . Tổ ợp màu o ản Bảng 1. Tổ hợp màu ảnh Landsat 5 và Landsat 8 Tổ hợp màu ảnh Landsat 5 Landsat 8 Tổ hợp màu hồng ngoại band 4, 3, 2 5, 4, 3 Tổ hợp màu tự nhiên band 3, 2, 1 4, 3, 2 Tổ hợp màu giả band 5, 4, 3 / band 2, 4, 1 6, 5, 4 Tổ hợp màu giả band 7, 5, 3 7, 6, 4 Tổ hợp màu giả band 7, 4, 2 7, 5, 3 b. Cắt ản , nắn ỉn ản về ệ t độ VN2000 Sử dụng phần mềm Arcgis 10.2 để gộp và cắt ảnh viễn thám đã đƣợc tổ hợp màu ở bƣớc trên theo ranh giới của huyện Phong Điền. . P ân loạ ản Bƣớc 1: Rà soát các loại hình sử dụng đất có thể phân loại đƣợc trong ảnh bằng mắt từ đó đƣa ra số lƣợng các loại hiện trạng sử dụng đất để phân loại. 264 | HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ Bƣớc 2: Sử dụng phần mềm Envi 4.0 để phân loại ảnh dựa trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: