Danh mục

Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng tại viễn thông Tiền Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 673.44 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng tại viễn thông Tiền Giang trình bày cơ sở lý luận về thẻ điểm cân bằng; Thực trạng áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Viễn thông Tiền Giang; Giải pháp hoàn thiện ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại Viễn thông Tiền Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng tại viễn thông Tiền Giang TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 34 – Tháng 12/2022 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI VIỄN THÔNG TIỀN GIANG Application of the balanced scorecard system in Tien Giang Telecommunications 1 Nguyễn Văn Ba 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam banv.ttg@vnpt.vn Tóm tắt — Qua thực tế triển khai tại Viễn thông Tiền Giang, tác giả nhận thấy việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản trị hữu hiệu trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, thực trạng vận dụng thẻ điểm cân bằng tại Viễn thông Tiền Giang hiện nay ra sao, làm sao để chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp thành các mục tiêu cụ thể. Làm thế nào để đánh giá một cách toàn diện thành quả hoạt động của doanh nghiệp và cách thức nào để cân bằng bốn viễn cảnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và phát triển. Trong nghiên cứu này tác giả mong muốn tìm ra cách để hoàn thiện những chỉ tiêu KPIs nhằm tạo nên động lực thúc đẩy doanh thu, sản lượng và chất lượng dịch vụ của đơn vị ngày càng tốt hơn. Abstract — Through practical implementation at Tien Giang Telecommunications, the author finds that the application of the balanced scorecard is an effective management system in implementing strategic goals. However, what is the current status of applying the balanced scorecard at Tien Giang Telecommunications, how to transform the vision and strategy of the enterprise into specific goals. How to comprehensively evaluate the performance of the business and how to balance the four perspectives: Financial, Customer, Internal Process, Training and Development. In this study, the author wants to find a way to improve the KPIs to create a driving force to boost the unit's revenue, output and service quality. Từ khóa — Thẻ điểm cân bằng, Viễn thông Tiền Giang, balanced scorecard, Tien Giang telecommunications. 1. Đặt vấn đề Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các đơn vị thành viên từ năm 2016 đến nay, trong đó có Viễn thông Tiền Giang (VTTG). BSC là một hệ thống quản trị hữu hiệu trong việc triển khai thực hiện các chiến lược, tuy nhiên hệ thống này còn mới khi triển khai tại các đơn vị nên còn tồn tại một số bất cập, chưa hợp lý và chưa tạo sự gắn kết để làm động lực cho nhân viên đang công tác tại các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn. Liệu thẻ điểm cân bằng có thực sự mang lại thước đo công bằng và động lực thực sự cho từng cá nhân khi cùng hướng đến mục tiêu chung tổ chức hay không? Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng tại Viễn thông Tiền Giang” để nghiên cứu. 2. Cơ sở lý luận về thẻ điểm cân bằng Nhóm tác giả Kaplan và Norton (1996) đã dẫn đầu nhóm để thực hiện nghiên cứu sâu tại 12 công ty ở Mỹ nhằm khám phá một phương pháp mới để đánh giá thành quả hoạt động. Động cơ của nghiên cứu nhằm khẳng định các phương pháp đánh giá thành quả tài chính theo hiệu suất không còn hữu hiệu cho doanh nghiệp kinh doanh hiện đại. Cùng với Kaplan và Norton, các công ty nghiên cứu đã được thuyết phục rằng niềm tin vào các phương pháp đánh giá thành quả tài chính đang ảnh hưởng đến khả năng tạo ra giá trị. Nhóm nghiên cứu đã thảo luận một số phương pháp có thể thay thế và các phương pháp này chính là ý tưởng hình thành phương pháp đánh giá thành quả thẻ điểm cân bằng. Kaplan và Norton đã đặt tên cho công cụ này là thẻ điểm cân bằng và sau này được tóm tắt khái niệm lần đầu tiên trong nhiều nghiên cứu đã được xuất bản tại Mỹ với khái niệm “Thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC)”. 49 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 34 – Tháng 12/2022 Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng BSC và đã gặt hái được thành công tức thời, hai nhà nghiên cứu Kaplan và Norton (1996) phát hiện những doanh nghiệp này không chỉ dùng BSC để bổ sung cho các thước đo tài chính với những yếu tố dẫn dắt hiệu suất trong tương lai mà còn dùng nó để truyền đạt chiến lược của doanh nghiệp thông qua các thước đo mà được nhà quản trị doanh nghiệp chọn lựa như là một công cụ chủ yếu trong việc thực thi chiến lược. Chính vì vậy, BSC không chỉ là một hệ thống đo lường, đánh giá mà còn giúp cho các doanh nghiệp triển khai ý đồ chiến lược thành những mục tiêu và hành động cụ thể. BSC là một công cụ quản trị giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, nhằm đạt được các chiến lược và các mục tiêu đề ra thông qua việc diễn giải và phát triển các mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu, chương trình hành động cụ thể dựa trên 4 viễn cảnh là: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển. Bốn viễn cảnh này có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ cũng như từ đó, giúp các công ty xây dựng được bản đồ chiến lược bằng đồ thị trực quan. Viễn cảnh tài chính: Rất quan trọng của BSC trong việc tóm tắt các kết quả kinh tế có thể đo lường được từ các hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu trong khía cạnh này sẽ cho biết liệu việc thực thi chiến lược đã được chi tiết hoá trong những khía cạnh còn lại có thể cải thiện những kết quả cốt yếu hay không. Các phép đo ở khía cạnh này cho chúng ta biết chiến lược có được thực hiện để đạt được các kết quả cuối cùng hay không. Viễn cảnh khách hàng: Triết lý quản lý ngày nay đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hướng vào khách hàng và niềm vui của họ trong bất kỳ ngành kinh doanh nào. Viễn cảnh khách hàng k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: