Danh mục

Ứng dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng: Ví dụ điển hình tại công ty bia Sài Gòn miền Tây

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.19 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Để lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần có những phương pháp đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) để đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng: Ví dụ điển hình tại công ty bia Sài Gòn miền Tây Trần Thị Thắm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 121 - 128 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY-TOPSIS ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG: VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY BIA SÀI GÒN-MIỀN TÂY Trần Thị Thắm* Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Để lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần có những phương pháp đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) để đánh giá chiến lược quán lý chuỗi cung ứng. Các chiến lược được xem xét thông qua ba tiêu chí: lợi ích, chi phí và tính khả thi. Một ví dụ từ công ty Bia Sài GònMiền Tây được sử dụng để mô tả mô hình đề xuất. Kết quả phân tích cung cấp vị trí xếp hạng của các chiến lược, trong đó chiến lược 5S và Hệ thống hóa quá trình tuyển dụng là hai chiến lược được đánh giá cáo nhất. Từ kết quả thu được, doanh nghiệp có thể lựa chọn được chiến lược phù hợp trong điều kiện hạn chế về ngân sách. Từ khóa: Hệ số mờ; TOPSIS; Quản lý chuỗi cung ứng; Mô hình ra quyết định đa tiêu chí, Đánh giá chiến lược. GIỚI THIỆU * Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, doanh nghiệp phải tìm kiếm những chiến lược quản lý thích hợp nhằm kiểm soát tất cả nguồn lực và hoạt động trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề lựa chọn chiến lược là một vấn đề phức tạp, trong đó doanh nghiệp phải xem xét đến nhiều tiêu chí đối lập hay mâu thuẫn nhau. Để tìm kiếm các lựa chọn thích hợp, mô hình ra quyết định đa tiêu chí được đề xuất sử dụng. Trong đó, một vài mô hình phổ biến được biến đến như mô hình triển khai chức năng chất lượng (QFD), mô hình phân tích thứ bậc (AHP), mô hình phân tích mạng (ANP), mô hình TOPSIS. TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) được giới thiệu bởi Hwang & Yoon [1]. Nguyên tắc của TOPSIS liên quan đến định nghĩa về giải pháp lý tưởng tích cực và giải pháp lý tưởng tiêu cực. Một lựa chọn gọi là tốt nhất nếu lựa chọn này có giá trị gần nhất so với lời giải lý * tưởng tích cực và xa nhất so với lời giải lý tưởng tiêu cực. Trong mô hình TOPSIS cổ điển, số thực được sử dụng để đánh giá trọng số của tiêu chí và xếp hạng đối tượng. Tuy nhiên, việc sử dụng số thực trong môi trường không ổn định sẽ gây khó khăn cho người đánh giá. Do đó, mô hình TOPSIS kết hợp số mờ (Fuzzy) được đề xuất sử dụng nhằm khắc phục tính bất định, kém chính xác trong đánh giá [2, 3]. Wang et al [4] kết luận rằng sử dụng Fuzzy-TOPSIS không chỉ đánh giá hiệu quả trong môi trường không chắc chắn mà còn cho phép đánh giá nhiều tiêu chí cùng lúc một cách chính xác. Do tính hiệu quả mang lại, Fuzzy-TOPSIS được ứng dụng nhiều trong các mô hình ra quyết định. Trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, FuzzyTOPSIS được ứng dụng để lựa chọn nhà cung ứng [4, 5, 6, 7], lựa chọn địa điểm và cơ sở vật chất [8, 9, 10, 11, 12], đánh giá lợi thế cạnh tranh [13, 14], v.v. Tiếp nối thành công của những nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này đề xuất sử dụng Fuzzy-TOPSIS để đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng. Nghiên cứu được chia làm Tel: 0942 282824, Email:tttham@ctu.edu.vn 121 Trần Thị Thắm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ bốn phần. Phần đầu giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu. Phần hai mô tả phương pháp nghiên cứu (mô hình Fuzzy-TOPSIS). Sau đó, một ví dụ tại Công ty Bia Sài Gòn-Miền Tây được triển khai để minh họa cho mô hình đề xuất. Phần cuối bao gồm kết luận, hạn chế của đề tài và những đề xuất, kiến nghị. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để thu thập số liệu. Bảng câu hỏi được xây dựng để thu thập mức độ quan trọng của các tiêu chí và mức độ hiệu quả của các chiến lược khi xem xét trên từng tiêu chí. Các bước xây dựng bảng câu hỏi, thu thập số liệu và áp dụng mô hình FuzzyTOPSIS trong đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng được thực hiện như sau. Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng Các chiến lược được đề xuất thông qua lược khảo những nghiên cứu trước đó [6,15-18]. Đây những chiến lược được áp dụng phổ biến, quản lý các tương tác trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các tương tác giữa doanh nghiệp và các thành phần còn lại trong chuỗi, được các chuyên gia đánh giá hợp lý (Xem Bảng 1). Bảng 1. Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng Ký hiệu A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 A13 A14 A15 A16 A17 A18 A19 122 Định nghĩa chiến lược 5S Just-In-Time (JIT) Nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) Hệ thống hoạch định nguyên vật liệu (MRP) Tồn kho tại nhà cung cấp (VMI) Tự động hóa trong sản xuất Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC) Bảo trì phòng ngừa (PM) Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Chế độ ưu đãi (thưởng, phụ cấp…) Hệ thống hóa quá trình tuyển dụng Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) Khảo sát khách hàng Mở rộng công việc theo chiều ngang Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO Phương thức đào tạo cầm tay chỉ việc Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) Mở rộng công việc theo chiều dọc 189(13): 121 - 128 Trong nghiên cứu này, mô hình FuzzyTOPSIS được xây dựa trên 3 tiêu chí: lợi ích, chi phí và tính khả thi. Các tiêu chí được định nghĩa như sau: Lợi ích: Lợi ích đạt được khi công ty áp dụng chiến lược. Chi phí: chi phí sử dụng để triển khai chiến lược tại công ty. Tính khả thi được xem xét là sự phù hợp hay khả năng ứng dụng các chiến lược tại công ty. Mức độ quan trọng của các tiêu chí và mức độ đánh giá các chiến lược là các biến ngôn ngữ, thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Biến ngôn ngữ và tổ hợp hệ số mờ Hệ số Mức độ đánh giá mờ tiêu chí (1, 1, 3) Rất kém quan trọng (VL) (1, 3, 5) Kém quan trọng (L) (3, 5, 7) Trung bình (M) (5, 7, 9) Quan trọng (H) (7, 9, 9) Rất quan trọng (VH) ...

Tài liệu được xem nhiều: