Danh mục

Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.81 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là: Xây dựng một phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Năm học 2015 - 2016 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON Cao Thị Hiền Hòa, Phạm Thị Mỹ Dung, Lê Tú Quỳnh (SV năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non hiện nay đang đổi mới theo phương pháp dạy học theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cho trẻ học qua trải nghiệm của chính mình,chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá[1]. Muốn cho trẻ được trải nghiệm thực tế, tích cực hoạt động, sáng tạo người giáoviên cần có phương pháp thích hợp để tổ chức các hoạt động kích thích, khơi gợi trẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các trường mầm non, giáo viên chưa thực sự chútrọng tới việc tạo ra môi trường vật chất, sử dụng các vật liệu thiên nhiên (VLTN) hấpdẫn, làm phong phú, khai thác chưa hết tiềm năng khám phá và học hỏi từ nguồn tàinguyên này. Mặc dù, VLTN luôn có sẵn, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, gần gũi với trẻ nhưlà lá cành cây, hoa khô, sỏi đá, bột mì... Nếu có, các VLTN ở các góc bày trí chưa thuhút, khơi gợi trẻ, thiếu thẩm mỹ, ý nghĩa trọng tâm hoạt động chưa được sử dụng đểlàm cho trẻ chú ý hay hứng thú tham gia, khám phá; còn mang nặng tính trưng bày, đốiphó, trẻ khó cơ hội tiếp cận. Vậy nên trẻ thờ ơ đi qua hay dừng lại chỉ nghịch vớinhững VLTN đó không phát triển được ý tưởng hoạt động, nếu có được cơ hội sử dụnglà do sự sắp đặt, gượng ép của cô lên trẻ nhưng vẫn chưa đủ để trẻ trải nghiệm, khámphá, chỉ dừng lại ở mức làm quen, ý tưởng nghèo nàn và chưa thể vận dụng. Cách tổchức các hoạt động chưa kích thích trẻ hứng thú, chủ động khám phá, tìm hiểu, sángtạo còn mang nặng tính áp đặt lên trẻ, ít quan tâm đến tính sáng tạo, tò mò của trẻ. Tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng trên thế giới,chúng tôi thấy mô hình Reggio Emilia (xuất phát từ Ý) là một mô hình giáo dục lítưởng, rất hiệu quả, trẻ học qua trải nghiệm, tương tác của chính mình với thế giới xungquanh. Đặc biệt, mô hình này chú trọng tới xây dựng môi trường học tập vật chất mờigọi, bày trí vật liệu có khả năng kích thích trẻ hứng thú. Trẻ tự khởi xướng hoạt động,tham gia tìm hiểu, tương tác, khám phá, trải nghiệm, phát triển nhiều ý tưởng một cáchphong phú, sáng tạo. Giáo viên là người cộng sự cùng trẻ, hướng dẫn trẻ trong quátrình diễn ra hoạt động [2]. Qua đó, trẻ học được rất nhiều điều, học tích hợp bao gồmcả khám môi trường xung quanh, tạo hình, phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, làm 205Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHquen toán, thể chất... Những điều này rất thích hợp với các quan điểm đổi mới cho trẻhọc qua trải nghiệm chính mình, dạy học tích hợp của chương trình giáo dục mầm nonnước ta hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vàotổ chức các hoạt động với VLTN cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng một phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạtđộng với VLTN (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ mẫu giáo 3-4tuổi ở trường mầm non. 1.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định phải thực hiện các nhiệm vụ vàphương pháp nghiên cứu sau: 1.3.1. Nghiên cứu lí luận Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: cách tiếp cận dạy họccủa mô hình giáo dục Reggio Emilia, tầm quan trọng của môi trường vật chất đối vớisự phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ và nguyên tắchọc, khám phá, trải nghiệm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Chúng tôi sử dụng phương phápnghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lí luận này. 1.3.2. Nghiên cứu thực trạng Khảo sát thực trạng về việc thiết kế, sử dụng môi trường vật chất và VLTN đểkích thích trẻ hoạt động, khám phá trong lớp học độ tuổi 3-4 tại các trường mầm non ởThành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Chúng tôi sử dụng các phương pháp tìm hiểu thực trạng để thu thập, xử lí thôngtin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó đưa ra thực trạng một cách khách quannhất. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi cho các giáo viên đangdạy tại lớp mẫu giáo độ tuổi 3-4 tại trường mầm non tại TPHCM để thu thập thông tin,thực trạng về việc thiết kế môi trường vật chất nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ lứatuổi mẫu giáo tại trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: