Danh mục

Ứng dụng một số bài tập luyện phát âm cho trẻ down 1-3 tuổi

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.51 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thực tế, với trẻ Down thì phải đến khoảng 4 - 5 tuổi trẻ mới nói được nhưng hạn chế về vốn từ, phát âm khó khăn. Điều đó làm cho trẻ Down kém phát triển trong nhận thức và học tập, khó hòa nhập các bạn cùng độ tuổi. Để hỗ trợ trẻ Down trong việc phát triển ngôn ngữ thì giáo viên, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp sớm với những bài tập phát triển ngôn ngữ phù hợp, hạn chế những khiếm khuyết về ngôn ngữ giúp trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng một số bài tập luyện phát âm cho trẻ down 1-3 tuổiKỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ DOWN 1-3 TUỔI Đỗ Biên (SV năm 3, Khoa GD Đặc biệt) GVHD: TS Nguyễn Thị Kim Anh1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin vềcác lĩnh vực trong cuộc sống. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp con người phát triểntrong cộng đồng, phát triển tư duy, nhận thức, lĩnh hội những kiến thức bên ngoàimột cách dễ dàng. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ một cách bình thườngở mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra là vô cùng quan trọng. Trong thực tế, với trẻ Down thì phải đến khoảng 4 - 5 tuổi trẻ mới nói đượcnhưng hạn chế về vốn từ, phát âm khó khăn. Điều đó làm cho trẻ Down kém pháttriển trong nhận thức và học tập, khó hòa nhập các bạn cùng độ tuổi. Để hỗ trợ trẻ Down trong việc phát triển ngôn ngữ thì giáo viên, phụ huynhcần xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp sớm với những bài tập pháttriển ngôn ngữ phù hợp, hạn chế những khiếm khuyết về ngôn ngữ giúp trẻ tự tinhòa nhập cộng đồng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng các bài tập luyện phát âm cho trẻ Down từ 1-3 tuổi. 1.3. Khách thể nghiên cứu Ngôn ngữ của trẻ Down. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Các bài tập luyện phát âm cho trẻ Down từ 1-3 tuổi. 1.5. Giả thuyết khoa học Trẻ Down sẽ học nói và phát âm tốt hơn nếu được can thiệp sớm với nhữngbài tập luyện phát âm phù hợp.2. Phần nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề chung về hội chứng Down Khái niệm về Hội chứng Down24 Năm học 2009– 2010 Hội chứng Down là một khiếm khuyết về di truyền thường gặp nhất, liênquan đến chậm phát triển trí tuệ. Trẻ mắc Hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21thay vì có 2 như trẻ bình thường. Nguyên nhân gây nên Hội chứng Down - Do đột biến nhiễm sắc thể. Trẻ Hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21chứ không phải 2 nhiễm sắc thể 21 như bình thường. - Do di truyền cùng huyết thống. - Do bà mẹ lớn tuổi. 2.1.2. Những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ hội chứng Down Cơ quan phát âm: Môi: không tròn môi, cơ môi yếu, môi trễ. Miệng: khoang miệng hẹp và nhỏ. Lưỡi: thường ngắn hay quá dài và dày so với miệng. Răng: mọc răng chậm, răng thường bị mẻ răng cưa, răng sún, sâu răng. Phát âm: Phát âm không tròn môi, số từ trẻ phát âm rất hạn chế chủ yếu là cácnguyên âm và từ đơn. Giọng nói của trẻ bị ngọng nên rất khó trong việc phát âmđúng các từ. Nói: Sự khác biệt về cấu tạo của mặt và bắp thịt như: cơ mềm, hốc miệng nhỏ sovới kích thước của lưỡi, thở bằng miệng làm giọng nói của trẻ khó nghe. Khó khăn khi nhớ cái đã nghe, câu chữ đã nói hay khó khăn trong việc sắpxếp lại các câu chữ để biểu đạt ngôn ngữ. Khả năng tổng quát hóa, suy nghĩ trừu tượng, hiểu khái niệm, nguyên tắc…kém phát triển làm trẻ không nắm được hết ý trong lời nói. Trẻ Hội chứng Down bị hạn chế kỹ năng căn bản về cảm quan và nhận thứcđể phát triển kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ. 2.2. Xây dựng các bài tập và thực nghiệm trên hai trường hợp điển hình 2.2.1. Cơ sở khoa học để xây dựng các bài tập Đặc điểm của trẻ Down. Kết quả đánh giá khả năng ngôn ngữ hiện tại của trẻ. Dựa trên các bài tập phát triển ngôn ngữ của trẻ 1-3 tuổi. 2.2.2. Nội dung các bài tập luyện phát âm 25Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Nhóm 1: Các bài tâp phát triển cơ môi miệng * Bài tập 1: Mèo liếm sữa - Mục đích: Luyện tập sự mềm dẻo, linh hoạt của môi và lưỡi qua các độngtác thè lưỡi, liếm môi, mím môi lại… - Chuẩn bị: Kẹo mút, kem, sữa. - Phương pháp: Bước 1: Giáo viên ngồi đối diện với trẻ, giới thiệu trò chơi và yêu cầu trẻtập trung. Bước 2: Giáo viên làm mẫu, đồng thời cho trẻ làm theo. Giáo viên bôi kem,hoặc sữa lên môi trẻ, sau đó bảo trẻ thè lưỡi ra để liếm kem, sữa trên môi. Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại nhiều lần. * Lưu ý: Giáo viên có thể sử dụng tấm gương lớn khi dạy . * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập cho trẻ ở nhà có thể thay thế kem, sữabằng một số loại thức ăn lỏng. Bài tập 2: Cái lưỡi dễ thương - Mục đích: Luyện tập sự mềm dẻo, linh hoạt của môi và lưỡi qua các độngtác thè lưỡi, liếm môi… - Chuẩn bị: Gương soi. - Phương pháp : Bước 1: Giáo viên ngồi đối diện với trẻ, giới thiệu bài tập. Bước 2: Giáo viên làm mẫu, đồng thời cho trẻ làm theo. Giáo viên và trẻcùng ngồi trước gương, giáo viên và trẻ cùng thè lưỡi ra và bắt đầu đưa lên trên,xuống dưới, qua trái, qua phải. Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại nh ...

Tài liệu được xem nhiều: