Tham khảo tài liệu ươi, nông - lâm - ngư, lâm nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ƯƠI ƯƠI Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne, 1927 Tên đồng nghĩa: Caryophyllum macropodum Miq., 1860; Sterculia lychnophora Hance, 1876; Firmiana lychnophora (Hance) K. Schum., 1897; Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre, 1889 Ưoi bay, lười ươi, thạch, bạng đại hải, hương đào, lù noi, sam rang, Tên khác: som vang, đười ươi, đại đông quả, an nam tử Họ: Trôm - Sterculiaceae Tên thương phẩm: Malva nut (Anh)Hình thái Cây gỗ lớn, cao 20-25 m hoặc hơn, vỏ dày,nhiều sợi, cành non có cạnh và có lông m àuhung. Lá to và dày, mọc so le, tập trung ở đầucành, xẻ 5 thuỳ ở cây con, đơn nguyên ở câytrưởng thành, dài 15-40 cm, rộng 7-22 cm, gốclá tròn, đỉnh nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên xanhlục, mặt dưới màu nâu bạc; cuống lá dài 10-30cm, to và mập. Hoa nhỏ mọc thành chuỳ ở đầu cành trướckhi cây ra lá. Quả nang 1-5 đại cao 10-15 cm,phần giáp cuống phình rộng, thon dần về đỉnh.Vỏ quả mỏng, mặt ngoài khi chín màu đỏ, mở ranhư một cánh để phát tán hạt đi xa, mặt trongtrắng bạc. Hạt hình bầu dục, hoặc thuô n, dài 2,5–3,5cm, rộng 1,2-2,5 cm; vỏ hạt màu đỏ nhạt,nhẵn nheo, dính ở gốc quả.Các thông tin khác về thực vật Ở Việt Nam, chi Scaphium chỉ có một loài Ươi - Scaphium macropodum (Miq.) Beuméemọc hoang tại các tỉnh từ Trị Thiên - Huế trở ex K. Heynevào. Hiện có ít thông tin về loài này. 1. Cành lá; 2. Cụm quảPhân bốViệt Nam: Mọc rải rác tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế (A Lưới, Phú Lộc), Quảng Nam (Hiên, Giàng,Phước Sơn, Trà My), Quảng Ngãi (Trà Bồng), Bình Định (Vĩnh Thanh, Tây Sơn), Phú Yên,Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh An), Kon Tum (Đăk Glâ y, ĐăkLong, Đăk Tô, Kon Plông, Sa Thày), Gia Lai (An Khê, Chư Pah, Chư Prông), Đăk Lăk (Đăk Mil),Đăk Nông, Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đa Hoài), Kiên Giang (Phú Quốc).Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia; nhập trồng ở Xishuangbana, Jinghongtỉnh Vân Nam, Trung Quốc (1970).Đặc điểm sinh học Ở Việt Nam cây ươi mọc hoang rải rác trong cácrừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên độ cao không quá1.000 m, nơi đất dày, màu mỡ và ẩm. Cây ra hoa vàotháng 3 và quả chín vào tháng 6 - 8. Ươi là cây gỗ cao,mọc thẳng, gỗ mềm dễ gãy, vì vậy để thu hạt thườngphải chặt cây, hoặc nhặt các hạt rụng dưới gốc... Quá trình ra hoa và đậu quả phụ thuộc rất lớn vàonhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thấp vào giai đoạn câysắp ra hoa làm giảm mạnh số lượng hoa và quả trênmỗi cây, trong khi chế độ chiếu sáng ít có tác động tớicác quá trình này. Cây ươi sai quả theo chu kỳ, khoảng3-4 năm cây cho năng suất cao một lần. Cây tái sinh dễ dàng bằng hạt và chồi. Vào mùaquả chín, hạt ươi rụng xuống đất, hút nước và nẩy mầmsau khoảng 1 tháng. Hiện chưa xác định tuổi ra quả củacây trong tự nhiên.Công dụngBộ phận dùng : Hạt khô để chế thạch ươi. Phân bố ươi ở Việt NamThành phần hoá học : Hạt ươi gồm nhân chiếm 35% và vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột,sterculin và bassorin. Vỏ hạt chứa 1% chất béo, 59% bassorin, polysacchyrid, và tanin. Ngoàira còn có các đường galactose, pentose và arabinosse.Công dụng : Thạch ươi là loại nước giải khát mát bổ, có khả năng sinh tân dịch, thanh phế nhiệt, thanhtrường thông tiện, có tác dụng chữa các chứng ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, laothương thổ huyết, đại tiện ra máu, mụn nhọt do nhiệt.Kỹ thuật nhân giống, gây trồngNhân giống : Cây ươi có thể nhân giống cả hữu tính và sinh dưỡng. Nhân giống bằng hạt: Hạt ươi dễ nẩy mầm, nhưng do vỏ hạt chứa nhiều polysaccharids vàphồng to khi gặp nước nên dễ bị thối hoặc bị côn trùng, động vật đất làm hỏng. Hạt ươi sau khithu có thể gieo ngay hoặc phơi khô sau đó mới gieo. Thời vụ gieo hạt thường vào đầu đến giữamùa mưa. Tỷ lệ nẩy mầm từ hạt cao, đạt trên 90%. Trong giai đoạn cây giống, cần che nắng(khoảng 50%), tỷ lệ cây con sống sót rất thấp nếu không che nắng. Chuyển cây ra vườn trồngvào đầu mùa mưa năm sau. Trong tự nhiên, cây ươi nẩy mầm từ hạt khá phổ biến, có thể thunhặt cây con về trồng vào mùa mưa. Nhân giống sinh dưỡng: Chiết cành hiện được coi là phương pháp nhân giống hiệu quảnhất đối với cây ươi. Cành chiết dễ dàng ra rễ cả khi xử lý chất kích thích hoặc không. Thờigian thích hợp để chiết cành vào trước mùa mưa hàng năm. Sau một tháng kể từ khi xuất hiệnrễ trong bầu đất cành chiết đã có bộ rễ phát triển tốt đạt tới 96,3%. Khi chuyển cành chiết ravườn ươm hoặc vườn trồng, giai đoạn đầu cần che nắng cho cây, khoảng 50% cường độ ánhsáng. Tới nay, nhân giống cây ươi bằng phương pháp giâm cành chưa thành công, kể cả khisử dụng các chất kích thích ra rễ.Kỹ thuật gây trồng : Kỹ thuật gây trồng: Đất trồng ươi cần chọn loại đất tốt, thoát nước. Khoảng cách giữa cáccây 6 x 7 mét. Cây ươi trồng từ hạt có tỷ lệ sống trung bình 75%, tốc độ sinh trưởng chiều caotrong 3 năm đầu đạt 1 m/năm. Sau khi trồng 7 năm cây ươi có thể cho quả vụ đầu. Trongnhững năm đầu, cây ươi rất cần được che nắng, có thể trồng xen cây ươi dưới tán các cây gỗkhác. Ở một số nước (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia) đã trồng ươi với diện tích tương đốilớn và cho hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm trồng xen c ây ươi với các cây kinh tế khác hiệnvẫn chưa thu được kết quả thuyết phục. Để khắc phục tình trạng cây quá cao, không thuận lợi cho thu hoạch. Tại Vân Nam, TrungQuốc các nhà khoa học đã dùng biện pháp ghép chồi bên và ức chế sinh trưởng để tạo ra cáccây ươi lùn có chiều cao 3-5 m, cành bên dài không quá 1 m. Với phương pháp này, 5 năm saukhi trồng, cây ươi ra hoa lứa đầu tiên, năng suất quả cao và dễ thu hạt.Khai thác, chế biến và bảo quản Sản phẩm sử dụng trong thực phẩm của cây ươi là hạt. Do cây cao ...