Danh mục

Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Thuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt NamTừ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đôngbác cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đấtkhông sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnhQuảng Ngãi), đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìmthấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến BìnhThuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạnphát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõnét.Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng3500 năm đến những thế kỷ trước sau Công nguyên. Quá trình hội tụ nhữngnguồn gốc khác nhau đã tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh của văn hóanày vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa SaHuỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồngthau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo (Proto MalayoPolynesien). Trong quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh có những liên hệvới những nhóm cư dân cùng thời là những người “Tiền Môn – Khmer” hayTiền Nam Á. Ngoài ra suốt quá trình phát triển văn hóa này còn có nhiềumối quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông NamÁ. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hayMalayo – Polynesien nhiều hơn yếu tố Nam Á.Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từgiai đoạn sớm đến muộn, tuy ở một vài địa điểm vẫn có sự hiện diện của mộhuyệt đất. Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dầnra các đảo ven bờ, ngoài ra còn phân bố ở vùng đồng bằng và miền núi phíatây. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum,vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hìnhtrứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. Đặcbiệt trong các mộ táng chum, vò thuộc văn hóa Sa Huỳnh ít tìm thấy di cốthay than tro hỏa táng, vì vậy theo các nhà nghiên cứu táng tục của cư dân SaHuỳnh có thể là “chôn tượng trưng”. Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy tánggồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình:công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức… Đặc trưng về di vậtlà sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiềuđồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh nhưvòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú…Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọttrên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, pháttriển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán vớinhững tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc vàẤn Độ. Những di tích văn hóa Sa Huỳnh ven biển đã có thể từng là những“tiền cảng thị” (như khu vực Hội An với di tích Hậu Xá chẳng hạn). Mật độphân bố và quy mô các di tích cho biết đó là những khu vực tụ cư đông đúcvà lâu đời, một xã hội sức có nền sản xuất khá phát triển và do đó, vào giaiđoạn cuối của nền văn hóa này có thể đã hình thành một hình thái “nhà nướcsơ khai” kiểu liên minh bộ lạc. Cùng trên địa bàn mà sau này hình thành nhànước Lâm Ấp – vương quốc Chămpa, mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnhvà văn hóa Chămpa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Những năm gần đây, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hànhnhằm tìm hiểu mối quan hệ này. Địa bàn quan trọng là tỉnh Quảng Nam vìđây được xem là trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa.Trong nhiều di tích các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm vừa mangđặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặc điểm gốm Chămpa. Đây là nguồn tưliệu quan trọng để chứng minh con đường phát triển từ văn hóa Sa Huỳnhlên văn hóa Chămpa. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra từ thư tịchcổ một số “yếu tố Sa Huỳnh” trong xã hội và văn hóa Chămpa. Từ khônggian và thời gian, trên cơ sở những tư liệu khảo cổ học, đến nay có thể chorằng nhà nước Chămpa là sự tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh, được hình thànhtrên cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóangoại sinh Trung Hoa và Ấn Độ.Phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam nhưng trung tâm của văn hóa SaHuỳnh là khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi, còn khu vực Nam Trung Bộ,từ Phú Yên đến Bình Thuận những di tích và di vật thời tiền – sơ sử chỉđược phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1975. Cho đến nay số lượng di tíchở khu vực này không nhiều và có thể nói, tính chất và diện mạo của “vănhóa Sa Huỳnh” ở đây có phần khác biệt so với vùng trung tâm, kể cả giaiđoạn nối tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh sang văn hóa Chămpa. Văn hóa khảo cổở đây có những nét độc lập nhất định so với vùng trung tâm của văn hóa SaHuỳnh. Ngay từ giai đoạn đồ đồng ở khu vực Khánh Hòa đã phân lập đượcmột văn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: