Danh mục

Vai trò của bạn đồng hành mua sắm trong mua sắm trị liệu tại các trung tâm thương mại: Tổng quan tài liệu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Vai trò của bạn đồng hành mua sắm trong mua sắm trị liệu tại các trung tâm thương mại: Tổng quan tài liệu" sẽ tổng quan các nghiên cứu liên quan về vai trò của bạn đồng hành trong hành trình mua sắm trị liệu. Kiến thức thu được từ bài báo này hy vọng sẽ khám phá ra những cơ hội mới cho các trung tâm thương mại để thực hiện các chiến lược có thể mang lại lợi ích cho cả trải nghiệm của khách hàng và những người bạn đồng hành mua sắm của họ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bạn đồng hành mua sắm trong mua sắm trị liệu tại các trung tâm thương mại: Tổng quan tài liệu MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI VAI TRÒ CỦA BẠN ĐỒNG HÀNH MUA SẮM TRONG MUA SẮM TRỊ LIỆU TẠI CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phạm Ngọc Trâm Anh1 Tóm tắt Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 kể từ đầu năm 2020 đã thay đổi mọi khía cạnh trong cuộcsống của con người. Cộng đồng phải bắt đầu một cuộc sống mới để thích nghi với mọi sự thay đổitrong thời kỳ bình thường mới không chỉ là bắt buộc mà còn là một xu hướng lối sống. Một trongnhững thói quen mới đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng là việc mua sắm trị liệu. Đây làviệc mua sắm với mục đích cải thiện tâm trạng, thường gặp ở những người đang trong giai đoạnbuồn bã, thất vọng, trầm cảm hoặc stress. Ngoài ra, trước xu thế thân thiện với tự nhiên, ưu tiên tínhbền vững và lành mạnh với sức khỏe của người tiêu dùng thế giới, ngành bán lẻ cũng buộc phảithay đổi để hòa nhập. Đó cũng là khởi nguồn cho sự lên ngôi của những xu hướng mới ví dụ nhưmua sắm kết hợp nghỉ dưỡng hay Retail Therapy – mua sắm trị liệu. Đây là cơ hội cho các doanhnghiệp bán lẻ có thể tận dụng để duy trì kinh doanh và tiếp tục phát triển trong giai đoạn bìnhthường mới. Do đó, bài báo này nhằm mục đích đóng góp những hiểu biết về hành trình và trảinghiệm mua sắm trị liệu của khách hàng cho các chuyên gia và nhà quản lý quan tâm đến việc tạora trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng. Ngoài ra, bài báo này sẽ tổng quan các nghiên cứuliên quan về vai trò của bạn đồng hành trong hành trình mua sắm trị liệu. Để nâng cao tính tích cựctrong kết quả mua sắm trị liệu của khách hàng, người quản lý bán lẻ cần hiểu rõ về cách nhómkhách hàng mục tiêu trải nghiệm và tương tác với những người bạn đồng hành mua sắm của họ.Bạn đồng hành mua sắm ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của người mua sắm trong suốt hànhtrình mua sắm, vì vậy hiểu được vai trò của bạn đồng hành đối với khách hàng là rất quan trọng đốivới các nhà quản lý bán lẻ. Kiến thức thu được từ bài báo này hy vọng sẽ khám phá ra những cơ hộimới cho các trung tâm thương mại để thực hiện các chiến lược có thể mang lại lợi ích cho cả trảinghiệm của khách hàng và những người bạn đồng hành mua sắm của họ. Từ khóa: Mua sắm trị liệu, bạn đồng hành mua sắm, trung tâm thương mại 1. LỜI MỞ ĐẦU Sự xuất hiện của đại dịch vi-rút corona và những thách thức của trạng thái bình thường mớiđã tạo động lực cho xu hướng tiêu dùng để trị liệu (Irwin, 2020). Người tiêu dùng ngày nay đangtìm kiếm mua sắm như một cách để giảm bớt cảm giác tiêu cực và củng cố cảm xúc tích cực, điềunày đã đặt ra những khía cạnh quan trọng cho nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. Mua sắm trịliệu được định nghĩa là bất kỳ hành vi mua sắm nào được thực hiện để cải thiện tâm trạng và cảmxúc của một cá nhân (Rick và cộng sự, 2014; Yurchisin và cộng sự, 2008). Khái niệm mua sắm trịliệu được hiểu là việc mua sắm nhằm giảm cảm giác tiêu cực và nâng cao tâm trạng tích cực (Kang& Johnson, 2011; Lee, 2013). Mua sắm trị liệu được thực hiện khi con người không thể thỏa mãnđược mong muốn của mình và luôn ở trạng thái tinh thần tiêu cực (Rick và cộng sự, 2014;Yurchisin và cộng sự, 2008). Nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng những người có lòng tự1 Thạc sĩ; Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;0967369099; pnt.anh@hutech.edu.vn 316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐtrọng thấp hơn (Fox & Farrow, 2009), tự khách quan hóa cao hơn (Hebl và cộng sự, 2004) và cónhiều cảm xúc trầm cảm hơn (Gillen & Markey, 2012) có xu hướng tham gia vào mua sắm trị liệu.Hầu hết các bài nghiên cứu về mua sắm trị liệu được thực hiện ở các quốc gia theo chủ nghĩa cánhân, trong khi có rất ít bài nghiên cứu về mua sắm trị liệu ở Việt Nam, nơi có văn hóa tập thể. Muasắm là một trong những tương tác xã hội thường được thực hiện với người đi cùng mua sắm, chẳnghạn như người thân hoặc bạn bè (Borges và cộng sự, 2010; Evans và cộng sự, 1996). Phần lớnnhững người được hỏi trả lời rằng họ thường đi mua sắm tại trung tâm thương mại với những ngườibạn đồng hành, những người có ảnh hưởng đến hành trình mua sắm (Haytko và Baker, 2004). Sựhiện diện của người bạn đồng hành mua sắm khuyến khích người mua sắm dành nhiều thời gianhơn để tham quan nhiều khu vực hơn của trung tâm mua sắm hoặc tăng số lượng/giá trị của sảnphẩm đã mua (Retail, 2011; Sommer et al., 1992; Woodside và Sims, 1976). Hơn nữa, cảm xúc muasắm và trải nghiệm mua sắm theo định hướng đa dạng được nâng cao nhờ sự tham gia của ngườiđồng hành mua sắm (Matzler et al., 2005; Guido, 2006). Ngoài ra, ý định mua hàng được nâng caokhi người bạn đồng hành làm giảm rủi ro nhận thức (Kieck ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: