Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 449.48 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số" đề xuất một số những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh chuyển đổi số theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên cũng như của những nhà tuyển dụng lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Phùng Thanh Hoa Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Hiện nay, việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học là một trong những yêu cầu khách quan và cần được quan tâm. Trong bài viết này tác giả chỉ ra một vài vai trò cơ bản của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh chuyển đổi số theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên cũng như của những nhà tuyển dụng lao động. Từ khóa: chuẩn đầu ra, kỹ năng mềm, sinh viên 1. Đặt vấn đề Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nên việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết. Hành trang cho sinh viên sau khi tốt nghiệp không chỉ là kiến thức mà còn cần phải có cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, khi giao tiếp với mọi người. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự của mỗi sinh viên và kinh nghiệm làm việc đó mới chính là yếu tố quyết định. Năng lực của con người đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Trên thực tế có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp nhưng lại thiếu mất kỹ năng và kinh nghiệm. Chính vì lẽ đó, các trường cần trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết, cơ bản. Đặc biệt, khi xã hội đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực thì việc trang bị những “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” cho sinh viên lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết, tác giả trình bày vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên và một số những kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên cần phải có. Đồng thời, tác giả đưa ra một số những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 2. Một số khái niệm cơ bản 2.1 . Khái niệm kỹ năng mềm Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức, do quá trình chúng ta rèn luyện mà nên. Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau như: cách giao tiếp, cách đàm phán, sự tác động, tính thuyết phục, giới thiệu, diễn thuyết, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, thiết lập quan hệ, quản lý thời gian,… Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm. Theo tác giả Forland, Jeremy định nghĩa: Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội”. “Kỹ năng 281 mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng” [1]. Nhà nghiên cứu N.J. Patrick định nghĩa: Kỹ năng mềm là khả năng, cách thức chúng ta thích ứng với môi trường. “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc” [2]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho rằng: “Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc” [4]. Như vậy, theo tác giả thì kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả. Vì có nhiều khái niệm khác nhau nên cũng có rất nhiều cách khác nhau để phân loại về kỹ năng mềm. Trong bài viết này, tác giả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Phùng Thanh Hoa Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Hiện nay, việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học là một trong những yêu cầu khách quan và cần được quan tâm. Trong bài viết này tác giả chỉ ra một vài vai trò cơ bản của kỹ năng mềm đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh chuyển đổi số theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên cũng như của những nhà tuyển dụng lao động. Từ khóa: chuẩn đầu ra, kỹ năng mềm, sinh viên 1. Đặt vấn đề Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nên việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết. Hành trang cho sinh viên sau khi tốt nghiệp không chỉ là kiến thức mà còn cần phải có cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, khi giao tiếp với mọi người. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự của mỗi sinh viên và kinh nghiệm làm việc đó mới chính là yếu tố quyết định. Năng lực của con người đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Trên thực tế có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp nhưng lại thiếu mất kỹ năng và kinh nghiệm. Chính vì lẽ đó, các trường cần trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết, cơ bản. Đặc biệt, khi xã hội đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực thì việc trang bị những “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” cho sinh viên lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết, tác giả trình bày vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên và một số những kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên cần phải có. Đồng thời, tác giả đưa ra một số những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 2. Một số khái niệm cơ bản 2.1 . Khái niệm kỹ năng mềm Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức, do quá trình chúng ta rèn luyện mà nên. Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau như: cách giao tiếp, cách đàm phán, sự tác động, tính thuyết phục, giới thiệu, diễn thuyết, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, thiết lập quan hệ, quản lý thời gian,… Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm. Theo tác giả Forland, Jeremy định nghĩa: Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội”. “Kỹ năng 281 mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng” [1]. Nhà nghiên cứu N.J. Patrick định nghĩa: Kỹ năng mềm là khả năng, cách thức chúng ta thích ứng với môi trường. “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc” [2]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho rằng: “Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc” [4]. Như vậy, theo tác giả thì kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả. Vì có nhiều khái niệm khác nhau nên cũng có rất nhiều cách khác nhau để phân loại về kỹ năng mềm. Trong bài viết này, tác giả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Hội thảo khoa học Quản lý và hỗ trợ người học Giáo dục đại học Kỹ năng mềm Chuyển đổi số Giáo dục theo hướng chuẩn đầu raGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 777 13 0 -
11 trang 451 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 421 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 330 1 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 321 0 0 -
6 trang 310 0 0
-
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 292 0 0 -
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 268 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 261 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
11 trang 237 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
10 trang 222 1 0
-
6 trang 220 0 0
-
11 trang 219 1 0
-
3 trang 218 0 0