Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 623.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đánh giá vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ quí 2/2012 đến quí 4/2019. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thiều Quang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ quí 2/2012 đến quí 4/2019. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí. Kết quả là, trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển như Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhân tố khác như chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc phát triển hệ thống ngân hàng cần đi cùng với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là các chính sách tiền tệ. Từ khóa: Phát triển ngân hàng, Tăng trưởng kinh tế, Mô hình tự hồi quy phân phối trễ, Việt Nam. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các quốc gia luôn tìm cách duy trì tăng trưởng kinh tế để tăng thu nhập quốc dân và tạo thêm cơ hội việc làm, cải thiện mức sống của người dân. Thực tế, ngành tài chính ngân hàng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cho rằng các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng, được xem là một công cụ hữu ích để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế và là nguồn vốn nội bộ quan trọng cho bất kỳ quốc gia nào đặc biệt trong thời kỳ khai sinh của tăng trưởng kinh tế (Schumpeter, 1911). Rõ ràng, hệ thống ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế thông qua khả năng huy động tiết kiệm, cung cấp các khoản vay để khuyến khích đầu tư và sản xuất, giảm chi phí về thông tin, giao dịch và kiểm soát, tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hình thành vốn ban đầu cho các dự án đầu tư, từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế (Greenwood & Jovanovic, 1990). Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét vai trò của ngành ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây (cả phạm vi quốc tế và trong nước) tập trung xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường tài chính (sau đây gọi tắt là phát triển tài chính) và tăng trưởng kinh tế, nhưng cho đến nay kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn chưa có sự thống nhất. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về mối liên kết giữa sự phát triển của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trực tiếp của ngành ngân hàng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu của Tongurai và Vithessonthi (2018) mặc dù tập trung đánh giá tác 374 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 động của ngành ngân hàng nhưng chỉ xem xét tác động vào từng lĩnh vực kinh tế (cụ thể, công nghiệp và nông nghiệp) chứ không đánh giá tổng thể nền kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu này lấp vào khoảng trống nghiên cứu trên bằng việc xem xét tác động trực tiếp của sự phát triển ngành ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) với nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn từ quí 2 năm 2012 đến quí 4 năm 2019, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Song, tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí, và trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rộng rãi về cả mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất. Một luồng nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (King & Levine, 1993; McKinnon, 1973; Rajan & Zingales, 1996). Chẳng hạn, King và Levine (1993) đã chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa các chỉ số phát triển tài chính và tăng trưởng GDP bình quân đầu người khi nghiên cứu mẫu số hơn 80 quốc gia. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thiều Quang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ quí 2/2012 đến quí 4/2019. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ, kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí. Kết quả là, trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển như Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhân tố khác như chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc phát triển hệ thống ngân hàng cần đi cùng với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là các chính sách tiền tệ. Từ khóa: Phát triển ngân hàng, Tăng trưởng kinh tế, Mô hình tự hồi quy phân phối trễ, Việt Nam. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các quốc gia luôn tìm cách duy trì tăng trưởng kinh tế để tăng thu nhập quốc dân và tạo thêm cơ hội việc làm, cải thiện mức sống của người dân. Thực tế, ngành tài chính ngân hàng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cho rằng các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng, được xem là một công cụ hữu ích để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế và là nguồn vốn nội bộ quan trọng cho bất kỳ quốc gia nào đặc biệt trong thời kỳ khai sinh của tăng trưởng kinh tế (Schumpeter, 1911). Rõ ràng, hệ thống ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế thông qua khả năng huy động tiết kiệm, cung cấp các khoản vay để khuyến khích đầu tư và sản xuất, giảm chi phí về thông tin, giao dịch và kiểm soát, tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hình thành vốn ban đầu cho các dự án đầu tư, từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế (Greenwood & Jovanovic, 1990). Ở Việt Nam, từ thời kỳ đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét vai trò của ngành ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây (cả phạm vi quốc tế và trong nước) tập trung xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường tài chính (sau đây gọi tắt là phát triển tài chính) và tăng trưởng kinh tế, nhưng cho đến nay kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn chưa có sự thống nhất. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về mối liên kết giữa sự phát triển của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trực tiếp của ngành ngân hàng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nghiên cứu của Tongurai và Vithessonthi (2018) mặc dù tập trung đánh giá tác 374 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 động của ngành ngân hàng nhưng chỉ xem xét tác động vào từng lĩnh vực kinh tế (cụ thể, công nghiệp và nông nghiệp) chứ không đánh giá tổng thể nền kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu này lấp vào khoảng trống nghiên cứu trên bằng việc xem xét tác động trực tiếp của sự phát triển ngành ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) với nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn từ quí 2 năm 2012 đến quí 4 năm 2019, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Song, tác động tiêu cực này giảm dần qua các quí, và trong dài hạn, ngành ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rộng rãi về cả mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất. Một luồng nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (King & Levine, 1993; McKinnon, 1973; Rajan & Zingales, 1996). Chẳng hạn, King và Levine (1993) đã chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa các chỉ số phát triển tài chính và tăng trưởng GDP bình quân đầu người khi nghiên cứu mẫu số hơn 80 quốc gia. Thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Phát triển ngân hàng Tăng trưởng kinh tế Mô hình tự hồi quy phân phối trễ Tín dụng ngân hàngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 742 4 0 -
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
174 trang 343 0 0
-
102 trang 314 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 306 0 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 251 0 0 -
13 trang 193 0 0
-
27 trang 192 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 186 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 184 0 0