Vai trò của tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo và giảm chênh lệch thu nhập
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 320.22 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này, phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết cũng xem xét mối liên hệ giữa tài chính toàn diện ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo và giảm chênh lệch thu nhập VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢM ĐÓI NGHÈO VÀ GIẢM CHÊNH LỆCH THU NHẬP TS. Bùi Duy Hưng Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tài chính toàn diện có mối liên hệ chặt chẽ đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Tại Việt Nam, ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đã giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, đến nay chưa có một phân tích định lượng về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo ở Việt Nam. Bài viết này, phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết cũng xem xét mối liên hệ giữa tài chính toàn diện ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện là một khái niệm rộng. Theo Sarma (2008), tài chính toàn diện là sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống tài chính chính thức của các thành viên trong một nền kinh tế. Việc không tiếp cận hệ thống tài chính chính thức có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện. Ngân hàng Thế giới (2014) định nghĩa việc tự nguyện không tiếp cận khu vực tài chính chính thức là tình trạng trong đó một bộ phận dân cư hoặc các công ty không lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vì họ không có nhu cầu hoặc vì lý do văn hóa hoặc tôn giáo. Ngược lại, không tự nguyện được định nghĩa là không thể tiếp cận khu vực tài chính chính thức do thu nhập không đủ, hồ sơ rủi ro cao hoặc từ sự phân biệt đối xử,sự thất bại thị trường và thị trường không hoàn hảo. Các nghiên cứu cần tập trung vào các trường hợp không tự nguyện để đưa ra các giải pháp và gợi ý chính sách giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận với khu vực tài chính chính thức. Mặc dù tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế, là chủ đề được thảo luận nhiều trong các cuộc hội thảo về phát triển bền vững. Hầu hết các nghiên cứu về tài chính toàn diện đều tập trung vào vấn đề đo lường và phát triển tài chính toàn diện. Cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến giảm đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ phát triển tài chính toàn diện ở các quốc gia phát triển cũng như ở các quốc gia đang phát triển. Đây thực sự là những nghiên cứu đặt nền móng cơ bản trong lĩnh vực này và đã nêu lên được tầm quan trọng của việc phát triển tài chính trong diện trong vấn đề phát triển bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện chưa được nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống tài chính chưa phát triển và còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tài chính toàn diện trong những năm gần đây tập trung vào các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tài chính toàn diện, chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá vai trò, hiệu quả của tài chính toàn diện trong nền kinh tế, đặc biệt vai trò của tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết này, đánh giá vai trò của tài chính toàn diện đối với vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á từ đó rút ra một số bài học về vấn đề này ở Việt Nam. Bài viết được chia thành các phần sau: Phần 1 giới thiệu, Phần 2 khái quát về vấn đề tài chính toàn diện, Phần 3 trình bày về tác động của tài chính toàn diện, Phần 4 đánh giá vấn đề tài chính toàn diện ở Việt Nam và tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo. Phần 5 sẽ là kết luận. 290 2. Khái quát về tài chính toàn diện 2.1. Khái niệm tài chính toàn diện Tài chính toàn diện nhằm mục tiêu giúp tất cả các thành phần trong nền kinh tế tiếp cận với khu vực tài chính chính thức từ đó họ có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm, thanh toán, và chuyển tiền đến tín dụng và bảo hiểm. Tài chính toàn diện không có nghĩa là mọi người sẽ lạm dụng nguồn cung hay người cung cấp bỏ qua những rủi ro và các chi phí khác khi quyết định cung cấp các dịch vụ tài chính. Các vấn đề rủi ro và sự không sẵn sàng có thể ngăn cản một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ tài chính. Vần đề này thì không cần thiết phải có các chính sách can thiệp. Các chính sách nên được thiết lập để chỉnh sửa những thất bại của thị trường và loại bỏ các rào cản chủ quan để mọi thành phần trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Trong hơn hai thập kỷ qua của các tổ chức tài chính vi mô, các hiệp hội tín dụng và các tổ chức tiết kiệm đã có nhiều cố gắng để phát triển tài chính toàn diện nhưng phần lớn người nghèo trên thế giới không tiếp cận được với các trung gian tài chính chính thức. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) tổng số tài khoản tiết kiệm trên toàn thế giới vượt quá dân số thế giới và một nửa dân số trưởng thành, 2,5 tỷ người, không có tài khoản ngân hàng, mà trên thực tế đã sử dụng dịch vụ tài chính khác. Các nghiên cứu về sự đóng góp của tài chính đối với phát triển kinh tế và giảm đói nghèo đều cho rằng tài chính toàn diện là một mục tiêu chính sách. Nó phản ánh sự tiến bộ của các chính sách ở khu vực tài chính ở các nước đang phát triển trong những thập kỷ vừa qua và thể hiện những đóng góp quan trọng tích cực mà các dịch vụ tài chính mang đến cho người nghèo. Các chính sách đối với khu vực tài chính đã phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đó là các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp thuộc khu vực nhà nước và phát triển nông nghiệp thông qua chính sách tín dụng trực tiếp. Giai đoạn thứ 2 đó là các chính sách tự do hóa và gỡ bỏ các quy định về tài chính để phát triển tài chính dựa trê ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo và giảm chênh lệch thu nhập VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢM ĐÓI NGHÈO VÀ GIẢM CHÊNH LỆCH THU NHẬP TS. Bùi Duy Hưng Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tài chính toàn diện có mối liên hệ chặt chẽ đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Tại Việt Nam, ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đã giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, đến nay chưa có một phân tích định lượng về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo ở Việt Nam. Bài viết này, phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết cũng xem xét mối liên hệ giữa tài chính toàn diện ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện là một khái niệm rộng. Theo Sarma (2008), tài chính toàn diện là sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống tài chính chính thức của các thành viên trong một nền kinh tế. Việc không tiếp cận hệ thống tài chính chính thức có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện. Ngân hàng Thế giới (2014) định nghĩa việc tự nguyện không tiếp cận khu vực tài chính chính thức là tình trạng trong đó một bộ phận dân cư hoặc các công ty không lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vì họ không có nhu cầu hoặc vì lý do văn hóa hoặc tôn giáo. Ngược lại, không tự nguyện được định nghĩa là không thể tiếp cận khu vực tài chính chính thức do thu nhập không đủ, hồ sơ rủi ro cao hoặc từ sự phân biệt đối xử,sự thất bại thị trường và thị trường không hoàn hảo. Các nghiên cứu cần tập trung vào các trường hợp không tự nguyện để đưa ra các giải pháp và gợi ý chính sách giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận với khu vực tài chính chính thức. Mặc dù tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế, là chủ đề được thảo luận nhiều trong các cuộc hội thảo về phát triển bền vững. Hầu hết các nghiên cứu về tài chính toàn diện đều tập trung vào vấn đề đo lường và phát triển tài chính toàn diện. Cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến giảm đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ phát triển tài chính toàn diện ở các quốc gia phát triển cũng như ở các quốc gia đang phát triển. Đây thực sự là những nghiên cứu đặt nền móng cơ bản trong lĩnh vực này và đã nêu lên được tầm quan trọng của việc phát triển tài chính trong diện trong vấn đề phát triển bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện chưa được nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống tài chính chưa phát triển và còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tài chính toàn diện trong những năm gần đây tập trung vào các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tài chính toàn diện, chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá vai trò, hiệu quả của tài chính toàn diện trong nền kinh tế, đặc biệt vai trò của tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết này, đánh giá vai trò của tài chính toàn diện đối với vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á từ đó rút ra một số bài học về vấn đề này ở Việt Nam. Bài viết được chia thành các phần sau: Phần 1 giới thiệu, Phần 2 khái quát về vấn đề tài chính toàn diện, Phần 3 trình bày về tác động của tài chính toàn diện, Phần 4 đánh giá vấn đề tài chính toàn diện ở Việt Nam và tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo. Phần 5 sẽ là kết luận. 290 2. Khái quát về tài chính toàn diện 2.1. Khái niệm tài chính toàn diện Tài chính toàn diện nhằm mục tiêu giúp tất cả các thành phần trong nền kinh tế tiếp cận với khu vực tài chính chính thức từ đó họ có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm, thanh toán, và chuyển tiền đến tín dụng và bảo hiểm. Tài chính toàn diện không có nghĩa là mọi người sẽ lạm dụng nguồn cung hay người cung cấp bỏ qua những rủi ro và các chi phí khác khi quyết định cung cấp các dịch vụ tài chính. Các vấn đề rủi ro và sự không sẵn sàng có thể ngăn cản một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ tài chính. Vần đề này thì không cần thiết phải có các chính sách can thiệp. Các chính sách nên được thiết lập để chỉnh sửa những thất bại của thị trường và loại bỏ các rào cản chủ quan để mọi thành phần trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Trong hơn hai thập kỷ qua của các tổ chức tài chính vi mô, các hiệp hội tín dụng và các tổ chức tiết kiệm đã có nhiều cố gắng để phát triển tài chính toàn diện nhưng phần lớn người nghèo trên thế giới không tiếp cận được với các trung gian tài chính chính thức. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) tổng số tài khoản tiết kiệm trên toàn thế giới vượt quá dân số thế giới và một nửa dân số trưởng thành, 2,5 tỷ người, không có tài khoản ngân hàng, mà trên thực tế đã sử dụng dịch vụ tài chính khác. Các nghiên cứu về sự đóng góp của tài chính đối với phát triển kinh tế và giảm đói nghèo đều cho rằng tài chính toàn diện là một mục tiêu chính sách. Nó phản ánh sự tiến bộ của các chính sách ở khu vực tài chính ở các nước đang phát triển trong những thập kỷ vừa qua và thể hiện những đóng góp quan trọng tích cực mà các dịch vụ tài chính mang đến cho người nghèo. Các chính sách đối với khu vực tài chính đã phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đó là các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp thuộc khu vực nhà nước và phát triển nông nghiệp thông qua chính sách tín dụng trực tiếp. Giai đoạn thứ 2 đó là các chính sách tự do hóa và gỡ bỏ các quy định về tài chính để phát triển tài chính dựa trê ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Chính sách giảm đói nghèo Tín dụng đen Thị trường tín dụng Sản phẩm tín dụngTài liệu liên quan:
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 175 0 0 -
Vai trò của thông tin kế toán và kiểm toán trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
3 trang 71 0 0 -
Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025
9 trang 66 0 0 -
Xây dựng và phân tích chỉ số tài chính toàn diện
11 trang 37 0 0 -
Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam
4 trang 32 0 0 -
Tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập
11 trang 31 0 0 -
Mức độ hiểu biết tài chính toàn diện của người dân khu vực nông thôn Việt Nam
3 trang 30 0 0 -
Phát triển tài chính toàn diện và giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh mới
4 trang 30 0 0 -
Vai trò của ví điện tử đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam
13 trang 29 0 0 -
204 trang 29 1 0