Danh mục

Vai trò của tiếp thị trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của tiếp thị trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội trình bày khái niệm và một số quan điểm về sự đồng thuận xã hội; Vai trò của tiếp thị trong việc tạo ra đồng thuận xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tiếp thị trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 VAI TRÒ CỦA TIẾP THỊ TRONG VIỆC TẠO RA SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI Nguyễn Ngọc Mỹ Tiên Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM 236B Lê Văn Sỹ, P.01, Q. Tân Bình, TP. HCM Email: tiennnm@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Khơi dậy sự hứng thú cho người tiêu dùng để họ tham gia vào giao dịch luôn là một hành trình đầy thử thách buộc người làm tiếp thị phải đối diện. Vai trò tiếp thị thể hiện qua sự tương tác giữa nhà tiếp thị và khách hàng trong quá trình truyền cảm hứng và giảm sự kháng cự tâm lý ban đầu của khách hàng thành sẵn lòng muốn có hoặc thậm chí là khao khát sở hữu một sản phẩm cụ thể nào đó. Họ có thể làm được như vậy bởi họ chiêu dụ khách hàng bỏ qua các thoả thuận xã hội đã có và hợp tác theo khuôn khổ của thoả thuận mới. Điều cốt lõi ở đây là từ vô vàn những sự lựa chọn của cá nhân nhưng thông qua tương tác thị trường nó hội tụ thành những đặc trưng hợp trội và hình thành nên những sự lựa chọn hợp lý, là nền tảng tạo ra đồng thuận xã hội. Khác với những lĩnh vực khác, đồng thuận xã hội dưới góc độ tiếp thị được hiểu như phương thức thể hiện sự biến chuyển nhận thức khách hàng về mặt cảm tính và cảm hoá khách hàng tham gia vào các giao dịch thay vì nhìn nhận dưới góc độ lý tính. Con người của hiện thực không chỉ là một cái máy cân đong lợi ích - hiệu quả để ra quyết định mà họ còn phụ thuộc vào lẽ phải của đời sống tinh thần. Cần nhìn nhận đồng thuận là thay đổi, không phải bất biến theo không gian và thời gian. Bởi đồng thuận là kết quả nhận thức của xã hội, của đám đông, của người tiêu dùng và nó chịu sự chi phối của từng bối cảnh lịch sử xã hội nhất định. Từ khoá: đồng thuận, đồng thuận xã hội, nhận thức, tiếp thị, hành vi, người tiêu dùng, truyền cảm hứng, ra quyết định, vị trí cư trú, hợp trội. 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI Khái niệm đồng thuận được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây kể cả trong học thuật cũng như trong ngôn ngữ báo chí. Và “đồng thuận xã hội” là thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề chính trị, vấn đề dân tộc, chủ trương hay đường lối chính sách. Có thể kể đến các tác giả như Nguyễn Thị Lan trong nghiên cứu về lĩnh vực Chính trị học cho rằng “Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí của xã hội về một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng trong lúc vẫn thừa nhận những điểm khác biệt với điều kiện những khác biệt này không làm tổn hại đến mục tiêu chung, hành động chung”. Hay tác giả Chu Văn Tuấn trong bài “Đồng thuận xã hội: Một số vấn đề lý luận” cho rằng: “Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí hay tán thành, ủng hộ một cách rõ ràng hay ngầm định của đa số các thành viên trong xã hội đối với một vấn đề nào đó (chẳng hạn một quan điểm, một chủ trương, đường lối, chính sách, quyết định...) trên cơ sở những điểm tương đồng và cùng chung mục đích”. Riêng bài này, tác giả nghiên cứu đồng thuận xã hội dưới góc độ tiếp thị. Tuy vậy, nền tảng cơ bản của khái niệm đồng thuận vẫn phải hiểu theo một cách chung nhất, tổng quát nhất đó chính là sự ưng thuận, bằng lòng, đồng lòng hay sự giống nhau về nhận thức của nhiều người. 230 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Thuật ngữ này có thể diễn giải rõ hơn bởi đồng thuận trong tiếng Anh là Consensus, khái niệm này có nguồn gốc từ tiếng Latinh trong đó được ghép bởi hai từ là: “con” có nghĩa là giống nhau và “sentire” có nghĩa là: cảm giác, cảm nhận, nhận thức. Như vậy, nghĩa ban đầu Consentire là khái niệm dùng để chỉ những cảm nhận, nhận thức giống nhau của nhiều người. Ngoài ra, trong thuật ngữ Latinh, có những cụm từ đi kèm từ “consensus” như “consensus ad idem” nghĩa là sự nhất trí của các bên, tiếng Anh có thể dùng bằng cụm từ “Agreement to the same” hoặc cụm “consensus facit legem” - sự đồng thuận tạo nên luật hay “consensus gentium” - sự đồng thuận của nhân dân. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa từ này thể hiện sự đồng tình, nhất trí trong suy nghĩ kể cả hành động của một cộng đồng xã hội về một vấn đề nào đó. Nhưng “chúng ta đều biết rằng con người với những năng lực và lợi ích khác nhau không hoàn toàn cùng nhất trí về một vấn đề nào đấy, do đó, xã hội không bao giờ tồn tại sự đồng thuận tuyệt đối. Ngay cả trong một phe phái cũng không có sự đồng thuận hoàn toàn với nhau, tức là ngay cả trong một khuynh hướng vẫn có sự phân hóa” (Nguyễn Trần Bạt, 2014). Đồng thuận có nhiều loại hình: đồng thuận xã hội, đồng thuận giai cấp, đồng thuận nghề nghiệp, … Thông thường, tất cả những vấn đề đồng thuận đều được bàn dưới góc độ chính sách, đường lối, tuy nhiên ở đây tác giả xem xét ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: