Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 506.20 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam" nhằm nghiên cứu tiếp cận tăng trưởng kinh tế theo quan điểm của Keynes, một nhà kinh tế học trọng cầu để phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Về thực nghiệm, nghiên cứu dựa trên mô hình tổng cầu của Keynes để xây dựng mô hình hồi quy bội đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành nên tổng cầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GDP). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam VAI TRÒ CỦA TỔNG CẦU TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Trần Anh Tuấn Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Nghiên cứu tiếp cận tăng trưởng kinh tế theo quan điểm của Keynes, một nhà kinh tế học trọng cầu để phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Về thực nghiệm, nghiên cứu dựa trên mô hình tổng cầu của Keynes để xây dựng mô hình hồi quy bội đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành nên tổng cầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GDP). Kết quả chỉ ra rằng xuất khẩu ròng có đóng góp nhiều nhất đến GDP, sau đó là chi tiêu của khu vực chính phủ, khu vực tư nhân. Đầu tư công có tác động ngược chiều đến GDP do vậy chính phủ nên xem xét, cơ cấu lại đầu tư công theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Tăng trưởng, tổng cầu, đầu tư công Giới thiệu Năm 2020, mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với những bất ổn nội tại trước đó như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (2018),… ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội (hầu hết tất cả các quốc gia đều có mức tăng trưởng âm) thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều nhận định Việt Nam đã và đang có bước đi đúng đắn, kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức phía trước, đặc biệt cần đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể tiếp cận theo hai phía là cung và cầu. Khi tiếp cận từ phía cầu phải kể đến John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học Anh, được coi là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. I. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1. Tổng quan lý thuyết của Keynes với tăng trưởng kinh tế Theo Jones (2008) thì lý thuyết của Keynes bao gồm 3 trụ cột: cách tiếp cận theo các đại lượng tổng gộp, vai trò quyết định của tổng cầu, và tầm quan trọng của kỳ vọng vào tương lai của các tác nhân kinh tế. Thông điệp chính sách quan trọng của Keynes là sự kêu gọi tính chủ động của các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng hay thu hẹp, với mục đích bình ổn nền kinh tế. Tư tưởng kinh tế vĩ mô của Keynes có thể tóm tắt sơ lược như sau. Tổng sản lượng (cũng là tổng thu nhập) của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu chính là: chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của các 52 nền kinh tế bên ngoài đối với các sản phẩm nội địa. Trong ngôn ngữ hiện đại đây là bốn thành thành phần của tổng cầu = + + + Hành vi của các loại chi tiêu trong bốn loại trên là khác nhau. Trong đó, chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng và mong muốn tiết kiệm của hộ; chi tiêu cho kinh doanh phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, mà kế hoạch này lại phụ thuộc vào kỳ vọng của doanh nghiệp về tương lai; chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và kế hoạch của chính phủ; trong khi chi tiêu ròng của nước ngoài phụ thuộc vào tình trạng của nước ngoài và các điều kiện thương mại quốc tế. Nhìn vào bốn loại chi tiêu trên, thì hai loại đầu tiên phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng về tương lai của chủ thể chi tiêu. Đây là một đặc điểm quan trọng đồng thời mang hàm ý sống còn trong lý thuyết của Keynes. Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Keynes cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam VAI TRÒ CỦA TỔNG CẦU TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Trần Anh Tuấn Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Nghiên cứu tiếp cận tăng trưởng kinh tế theo quan điểm của Keynes, một nhà kinh tế học trọng cầu để phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Về thực nghiệm, nghiên cứu dựa trên mô hình tổng cầu của Keynes để xây dựng mô hình hồi quy bội đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành nên tổng cầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GDP). Kết quả chỉ ra rằng xuất khẩu ròng có đóng góp nhiều nhất đến GDP, sau đó là chi tiêu của khu vực chính phủ, khu vực tư nhân. Đầu tư công có tác động ngược chiều đến GDP do vậy chính phủ nên xem xét, cơ cấu lại đầu tư công theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Tăng trưởng, tổng cầu, đầu tư công Giới thiệu Năm 2020, mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với những bất ổn nội tại trước đó như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (2018),… ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội (hầu hết tất cả các quốc gia đều có mức tăng trưởng âm) thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều nhận định Việt Nam đã và đang có bước đi đúng đắn, kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức phía trước, đặc biệt cần đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể tiếp cận theo hai phía là cung và cầu. Khi tiếp cận từ phía cầu phải kể đến John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học Anh, được coi là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. I. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1. Tổng quan lý thuyết của Keynes với tăng trưởng kinh tế Theo Jones (2008) thì lý thuyết của Keynes bao gồm 3 trụ cột: cách tiếp cận theo các đại lượng tổng gộp, vai trò quyết định của tổng cầu, và tầm quan trọng của kỳ vọng vào tương lai của các tác nhân kinh tế. Thông điệp chính sách quan trọng của Keynes là sự kêu gọi tính chủ động của các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng hay thu hẹp, với mục đích bình ổn nền kinh tế. Tư tưởng kinh tế vĩ mô của Keynes có thể tóm tắt sơ lược như sau. Tổng sản lượng (cũng là tổng thu nhập) của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu chính là: chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của các 52 nền kinh tế bên ngoài đối với các sản phẩm nội địa. Trong ngôn ngữ hiện đại đây là bốn thành thành phần của tổng cầu = + + + Hành vi của các loại chi tiêu trong bốn loại trên là khác nhau. Trong đó, chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng và mong muốn tiết kiệm của hộ; chi tiêu cho kinh doanh phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, mà kế hoạch này lại phụ thuộc vào kỳ vọng của doanh nghiệp về tương lai; chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và kế hoạch của chính phủ; trong khi chi tiêu ròng của nước ngoài phụ thuộc vào tình trạng của nước ngoài và các điều kiện thương mại quốc tế. Nhìn vào bốn loại chi tiêu trên, thì hai loại đầu tiên phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng về tương lai của chủ thể chi tiêu. Đây là một đặc điểm quan trọng đồng thời mang hàm ý sống còn trong lý thuyết của Keynes. Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Keynes cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học về Thương mại Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Mô hình tổng cầu của Keynes Xuất khẩu ròng Đầu tư công Chi tiêu ròngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 209 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 160 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 146 0 0