Danh mục

Vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.61 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương trình mẫu giáo, số lượng trò chơi vận động đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu vui chơi và hoạt động thi đua, thi đấu ở trẻ vẫn rất cao; do vậy việc tổ chức hướng dẫn và sử dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy trong giờ thể dục và các hoạt động giáo dục khác có một vai trò quan trọng. Trò chơi vận động giúp cho trẻ nắm vững hơn những kĩ năng vận động và phát triển toàn diện các mặt: Thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ và xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN Phạm Tràng Kha, Lưu Xuân Bình Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong chương trình mẫu giáo, số lượng trò chơi vận động đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu vui chơi và hoạt động thi đua, thi đấu ở trẻ vẫn rất cao; do vậy việc tổ chức hướng dẫn và sử dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy trong giờ thể dục và các hoạt động giáo dục khác có một vai trò quan trọng. Trò chơi vận động giúp cho trẻ nắm vững hơn những kĩ năng vận động và phát triển toàn diện các mặt: thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ và xã hội. Từ khóa: trò chơi, vận động, trẻ mầm non… Nhận bài ngày 25.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.12.2019 Liên hệ tác giả: Phạm Tràng Kha; Email: ptkha@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trò chơi nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non, vì vậy trò chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ. Trong thực tế ở trường Mầm non, các loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động (TCVĐ)… được sử dụng thường xuyên. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, đặc biệt phải chú ý đến loại TCVĐ, vì trong loại trò chơi này, tất cả trẻ em tham gia chơi đều được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi, hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như rèn luyện kỹ năng vận động gì, quy định điều kiện của trò chơi…. Ở trường mầm non, TCVĐ vừa là phương tiện để dạy trẻ vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất (GDTC) một cách tích cực, thoải mái, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ rèn luyện thân thể một cách dễ dàng, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. 2. NỘI DUNG 2.1. Trò chơi vận động và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật. Thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải phối hợp các thao tác vận động để giải TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 36/2019 101 quyết các nhiệm vụ vận động được đặt ra như là nhiệm vụ chơi, qua đó thể chất của trẻ được phát triển. Chơi là phương tiện giáo dục phát triển trí tuệ: Nội dung chủ yếu của chơi phản ánh thế giới xung quanh trẻ, và chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn nữa cuộc sống xung quanh. Tất cả những điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn trong quá trình chơi nhờ sự phát triển của dự định chơi, nhờ sự cụ thể hoá các động tác chơi và các vai chơi trong trò chơi… Thông qua trò chơi, những tri thức đã nắm được trước kia bắt đầu tham gia vào những mối liên hệ mới, và trẻ tập điều khiển những tri thức ấy như K.Đ. Usinxki nói: Chúng tự làm chủ những điều mà chúng biết. Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới: Trong một số trường hợp khi tham gia trò chơi, dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ, thú vị ở thế giới xung quanh. Trong quá trình thực hiện các thao tác chơi, hành động chơi trẻ nhận ra được một vài thuộc tính, mối quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng. Ví dụ: trẻ hình dung ra được thế nào là to hơn, nhỏ hơn; thế nào là cao hơn, thấp hơn, gần hơn, xa hơn… Sự phát hiện ra những tri thức mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực nhận thức của trẻ, thôi thúc trẻ tham gia một cách chủ động, sáng tạo trong khi chơi Trò chơi là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ: Chơi không chỉ là phương tiện củng cố, mở rộng chính xác hoá biểu tượng đã có; cung cấp những tri thức mới cho trẻ mà còn là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức cho trẻ như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. Khi tham gia vào trò chơi, các chuẩn cảm giác về hình dạng, kích thước, màu sắc của trẻ được củng cố và chính xác hoá, nhờ đó trẻ dễ dàng thực hiện hành động chơi, nội dung chơi (phân loại đồ vật theo màu sắc…). Khi tham gia vào trò chơi, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình chơi, đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác; nhận đóng vai nọ, vai kia, nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng... để thực hiện hành động chơi, nội dung chơi. Đó là cơ sở quan trọng để nảy sinh và phát triển trí tưởng tưởng của trẻ. Thật vậy, trong khi chơi trẻ có thể làm bất cứ việc gì (nào là lái xe, chữa bệnh, vận chuyển lương thực, thu hoạch trái cây...); có bất cứ cái gì mình muốn (muốn có ngựa thì dùng chiếc gậy, muốn có ôtô tàu hoả thì chỉ cần bám vào vai nhau; trẻ hì ...

Tài liệu được xem nhiều: