Danh mục

Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế: Bằng chứng từ một số nước Châu Á

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định tác động của các chỉ số văn hóa Hofstede đối với GDP thực bình quân đầu người ở 13 quốc gia Nam và Đông Á chọn lọc trong khuôn khổ quyết định luận văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế: Bằng chứng từ một số nước Châu Á Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Nguyễn Ngọc Thạch Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP. HCM TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định tác động của các chỉ số văn hóa Hofstede đối với GDP thực bình quân đầu người ở 13 quốc gia Nam và Đông Á chọn lọc trong khuôn khổ quyết định luận văn hóa. Bằng cách sử dụng các phương pháp Bayes với các tiên nghiệm thông tin và phi thông tin trong sự so sánh với phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) dựa trên cách tiếp cận tần suất (frequentist) truyền thống, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các giá trị văn hóa có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, trái ngược với hầu hết các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tìm thấy chỉ số Chủ nghĩa cá nhân có tương quan nghịch với GDP thực bình quân. Một lý giải khả dĩ cho khám phá này là trong các xã hội chịu ảnh hửng bởi Nho giáo như các nước Nam và Đông Á, chủ nghĩa tập thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện phân tích nhạy cảm để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho dự báo. Từ khóa: phương pháp Bayes, quyết định luận văn hóa, chỉ số văn hóa Hofstede 1. Giới thiệu Câu hỏi nhân tố nào quyết định một số quốc gia giàu có, còn nhiều quốc gia khác trong tình trạng trì trệ suốt thời gian dài đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu từ thời đại Adam Smith (1723-1790). Trong gần 200 năm qua, thời kỳ mà Simon Kuznets (1901-1985) gọi là tăng trưởng kinh tế hiện đại, liên quan đến vấn đề này, nhiều bí ẩn về sự thịnh vượng cũng như nghèo nàn đã được làm sáng tỏ, mặc dù không tuyệt đối. Đặc biệt, vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được ngày càng nhiều học giả đặc biệt quan tâm. Có bốn quan điểm liên quan đến mối quan hệ giữa văn hóa và thành quả kinh tế: Quyết định luận văn hóa: giá trị văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế (Barro, 2004; Franke et al., 1991; Harrison & Huntington, 2001; Landes, 1999; McClelland, 1961; Sowell, 1994; Weber, 1905/1930). Quyết định luận kinh tế: sự thay đổi kinh tế dẫn đến sự thay đổi văn hóa (Marx (1867/1976; Bell, 1973; Hofstede, 1980). Một quan điểm chiết trung gian giữa quyết định luận kinh tế và quyết định luận văn hóa: tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa văn hóa và nền kinh tế (Inglehart,1977, 1997). Các quan sát thống kê không rõ ràng (Allen et al., 2015): một số nhà lý luận không ủng hộ bất kỳ quan điểm nào ở trên cả vì họ cho rằng tất cả các mối quan hệ được công bố là yếu hoặc bị lỗ hổng về phương pháp và lý thuyết (Smith & Bond, 1998; Yeh & Lawrence, 1995). Trong nghiên cứu này về ảnh hưởng của văn hóa đối với thành quả kinh tế tại các quốc gia Nam và Đông Á, tác giả ủng hộ quan điểm quyết định luận văn hóa. Cơ sở cho quan điểm này là các quốc gia Nam và Đông Á chịu ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau bởi tư tưởng Nho giáo như một nét văn hóa đặc trưng của khu vực này. Trong hệ tư tưởng đó, tầm nhìn dài hạn là một trong những thuộc tính cốt lõi và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, các nghiên cứu định lượng trước đây về mối quan hệ giữa văn hóa và các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh tế được thực hiện bằng các phương pháp xác suất truyền thống (sử dụng P-value để kiểm định các giả thuyết thống kê) mà ngày này đang trở nên lỗi thời, hơn nữa trong nhiều trường hợp cho các kết 215 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 quả dự báo không đáng tin cậy. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp Bayes để so sánh với phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển OLS. 2. Khung lý thuyết và các nghiên cứu liên quan 2.1 Định nghĩa về văn hóa Để nhận thức văn hóa tác động đến hoạt động kinh tế như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ văn hóa là gì. Văn hóa được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo Hofstede (1984, trang 21), văn hóa được xem là sự lập trình tập thể của tinh thần nhằm phân biệt các thành viên của một nhóm người với một nhóm khác. Trong khi đó, Schein (1985) đề cập đến văn hóa như “một mẫu hình của các giả định cơ bản mà một nhóm người học được khi giải quyết các vấn đề thích ứng bên ngoài và tích hợp bên trong, mẫu hình đó đã hoạt động đủ tốt để được coi là vững chắc và do đó, được dạy cho các thành viên mới cách chính xác để nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận liên quan đến những vấn đề đó”. Theo chương trình nghiên cứu GLOBE (House và cộng sự, 2004, trang 15), văn hóa là “động cơ, giá trị, niềm tin, bản sắc và diễn giải được chia sẻ hoặc ý nghĩa của các sự kiện quan trọng xuất phát từ kinh nghiệm chung của các thành viên trong tập thể được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó, xem xét văn hóa trong lĩnh vực thể chế và thay đổi thể chế, North (1990) coi văn hóa là kiến thức đạt được hoặc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc dạy và học bằng cách bắt chước Một số khuôn khổ để đo lường các giá trị văn hóa quốc gia được tìm thấy trong các tài liệu học thuật (Hofstede, 1984; Trompenaars và Hampden-Turner, 1997; Schwartz, 1994; House và cộng sự, 2004). Trong ba thập kỷ qua, nghiên cứu của Hofstede đã chứng tỏ là một khuôn khổ phương pháp phổ biến nhất để đánh giá các khía cạnh của văn hóa quốc gia (McSweeney, 2002). Cuộc khảo sát của Hofstede đối với 80.000 nhân viên IBM tại 66 quốc gia đã thiết lập nên bốn khía cạnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: