Danh mục

Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế kỉ VI được các nhà nghiên cứu xem là mốc Phật giáo chính thức du nhập vào Nhật Bản. Được sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo đã phát triển nhanh chóng và thu hút được đông đảo các tầng lớp cư dân trong xã hội Nhật Bản. Bài viết tập trung phân tích để chỉ ra vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đạiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 110-115This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0017VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁOTRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN THỜI CỔ - TRUNG ĐẠITrần Nam TrungKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Thế kỉ VI được các nhà nghiên cứu xem là mốc Phật giáo chính thức du nhậpvào Nhật Bản. Được sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo đã phát triển nhanh chóng vàthu hút được đông đảo các tầng lớp cư dân trong xã hội Nhật Bản. Sự phát triển mạnh mẽcủa Phật giáo ở Nhật Bản là điều kiện thuận lợi để tôn giáo này không ngừng phát huy ảnhhưởng sâu rộng của nó trong đời sống chính trị Nhật Bản. Bài báo này sẽ phân tích để chỉra vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại.Từ khóa: Nhật Bản, thời kì cổ - trung đại, Phật giáo, vai trò và vị trí.1.Mở đầuNghiên cứu về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng ở Nhật Bản thời cổ - trung đại đã thuhút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua các công trình ấy, cáctác giả đã ít nhiều đề cập đến vai trò, vị trí của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong cáclĩnh vực văn hóa, chính trị, tư tưởng... ở Nhật Bản. Nhà nghiên cứu I Shida Kazuyoshi khi đánh giávề vai trò của Phật giáo đối với văn hóa Nhật Bản cho rằng Phật giáo có vị trí còn lớn hơn cả Nhogiáo và Âm dương đạo [2;122]. George Sansom ví Phật giáo như con chim thần kì mang đến đấtNhật những nhân tố mới mà tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Nhật chưa đủ sức làm được [6;101].Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kim nhìn nhận Phật giáo là phương tiện quan trọng nhất trong việctruyền tải văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản [3;42]. Kitagawa trong công trình nghiên cứu về tôngiáo Nhật Bản bước đầu chỉ ra mối quan hệ và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị NhậtBản [4;19].Tác giả Phan Hải Linh khi nghiên cứu về trang viên cho rằng Phật giáo đã trở thànhmột trong ba thế lực phong kiến lớn nhất trong xã hội Nhật Bản [5;78]. Tác giả Dương Ngọc Dũngnhận định mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Nhật là sợi chỉ xuyên suốt minh họa cho sựhình thành bản lai diện mục của tất cả các tôn giáo ở đây [1;59]... Tuy nhiên, chưa có tác giả nàonghiên cứu một cách hệ thống về vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bảnthời cổ - trung đại. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả bài báosẽ cố gắng làm rõ hơn vấn đề này.Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016Liên hệ: Trần Nam Trung, e-mail: halantrung@gmail.com110Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại2.2.1.Nội dung nghiên cứuVai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đạiTừ khi chính thức du nhập (thế kỉ VI) đến thế kỉ XIX, Phật giáo đã thiết lập mối quan hệchặt chẽ với chính quyền Nhật Bản và để lại những ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống chính trịcủa quốc gia này. Thông qua việc tham gia vào đời sống chính trị đất nước, Phật giáo đã thể hiệnvai trò quan trọng trong đời sống chính trị Nhật Bản.Thứ nhất: Phật giáo là nhân tố quan trọng để thống nhất quốc gia và củng cố chính quyềnphong kiến Nhật Bản trong những thời kì lịch sử nhất định. Vai trò này của Phật giáo nổi bật nhấttrong các thế kỉ VI - VII, khi Nhật Bản đang cố gắng xây dựng một nhà nước phong kiến trungương tập quyền theo mô hình Trung Quốc và thời Mạc phủ Tokugawa, khi Phật giáo được sử dụngnhư một phương tiện quan trọng để chống lại Thiên Chúa giáo và kiểm soát người dân một cáchchặt chẽ. Sở dĩ Phật giáo trở thành nhân tố để thống nhất Nhật Bản là do bối cảnh lịch sử của nướcNhật cùng với sức mạnh tự thân của tôn giáo này quyết định. Vào thế kỉ VI, tổ chức bộ máy nhànước của Nhật Bản còn hết sức lỏng lẻo mà bản chất chỉ là sự tập hợp của các tiểu quốc nhỏ. Trongkhi đó, sức mạnh của Trung Quốc và các nước trên bán đảo Triều Tiên ngày càng tăng khiến NhậtBản vừa ngưỡng mộ, vừa lo ngại khi nhận thấy sự yếu kém của mình. Tín ngưỡng đa thần của cácthị tộc lúc đó là cơ sở cho việc duy trì tình trạng phân tán và trở thành lực cản lớn đối với việc xâydựng nhà nước thống nhất tập quyền. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo cấp tiến đã nhận thấy:muốn thống nhất đất nước thì trước hết phải thống nhất về tín ngưỡng và Phật giáo với những ưuthế so với tín ngưỡng bản địa (tư tưởng triết lí sâu sắc, giáo lí kinh điển đồ sộ và lễ nghi hấp dẫn)đã được giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn trở thành chất keo để thống nhất tín ngưỡng khi đó.Việc du nhập Phật giáo vào Nhật Bản không những góp phần củng cố sự thống nhất tín ngưỡngquốc gia mà còn dẫn đến sự ra đời của nhà nước tập quyền theo mô hình Trung Quốc. Đây là sựkiện có ý nghĩa rất lớn, đánh dấu bước chuyển đổi của mô hình nhà nước Nhật Bản từ liên minhcủa các tiểu quốc sang nhà nước tập trun ...

Tài liệu được xem nhiều: