Bài viết Vài ý kiến về chế độ lưu quan của vua Minh Mạng trình bày: Nghiên cứu chế độ lưu quan của vua Minh Mạng sẽ là một bài học quan trọng trong chính sách dân tộc và chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài ý kiến về chế độ lưu quan của vua Minh MạngVÀI Ý KIẾN VỀ CHẾ ĐỘ LƯU QUAN CỦA VUA MINH MẠNGNGUYỄN VĂN BA - THÁI QUANG TRUNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc xây dựng mối đoàn kếtgiữa các dân tộc là một yêu cầu bức thiết trong chính sách quản lý nhà nướccủa mọi thời đại. Nghiên cứu chế độ lưu quan của vua Minh Mạng sẽ là mộtbài học quan trọng trong chính sách dân tộc và chính sách cán bộ của Đảngvà Nhà nước ta hiện nay.Trong hệ thống chính sách cải cách hành chính của vua Minh Mạng, việc thực hiện chếđộ đưa quan lại từ triều đình lên quản lý vùng dân tộc thiểu số, được xem là một nét mớitrong chính sách cai trị của nhà vua. Việc với tay tới các vùng dân tộc thiểu số đượcthực hiện một cách triệt để, nhằm tăng cường hiệu lực của chính quyền trung ương đếntận các cơ sở.Bắt đầu từ năm 1828, chính sách này được nhà nước thực thi ở một số vùng dân tộcthiểu số, “bãi bỏ lệ thế tập của các thổ tù và cử trong hạt ai là người thanh liêm, tàinăng, cần mẫn, vốn được dân tin phục thì cứ tâu lên” [1, tr. 284]. Chế độ “thổ tù” là chếđộ thế tập của các tù trưởng dân tộc thiểu số được duy trì hàng trăm năm trong lịch sử,không dễ gì để thay đổi. Trong điều kiện mới, khi đất nước thống nhất từ Bắc vào Nam,đòi hỏi một chế độ trung ương tập quyền, với quyền lực tuyệt đối tập trung vào tay vua,để có đủ khả năng lãnh đạo đất nước, vua Minh Mạng không thể chấp nhận tình trạngbỏ trống quyền lực ở khu vực biên viễn, vùng sâu vùng xa thuộc quyền kiểm soát hoàntoàn của các tù trưởng. Đã đến lúc chính sách đó cần phải được thay đổi và thay vào đómột chính sách hiệu quả hơn. Cần phải mạnh tay và quyết đoán mới thực hiện được mộtchính sách chưa từng có trong lịch sử phong kiến. Đây không chỉ là vấn đề đối nội màcòn là vấn đề liên quan đến sự toàn vẹn biên giới lãnh thổ quốc gia, vấn đề đối ngoạicủa nhà nước.Năm Minh Mạng thứ chín (1828), Nguyễn Đình Hoảng tâu với triều đình về việc LêChất giao cho thổ mục làm phó tri châu, có ý phê phán, mong muốn được đổi mới:“Cho rằng thổ ty thế tập đã lâu đời rồi. Lúc mới dựng nước, rộng ơn vỗ về vẫn cho theotục cũ, là để cho thuận nhân tình. Từ trước tới giờ, các trấn ở dọc biên giới, thổ mục thìlàm thổ huyện, thổ ty thì làm thổ châu, đã có lệ sẵn, Chất lấy việc châu giao cho thổmục, việc ấy là chuyên quyền, nay xin bãi đi, đặt lại mỗi châu một thổ tri châu, một thổlại mục, chọn thổ ty người nào thanh liêm mẫn cán mà bổ dụng” [2, tr. 768-769]. Lờitâu này đã được Minh Mạng nghe theo và biện pháp này trở thành một chính sách mớitrong hệ thống chính sách cai trị đất nước của nhà vua. “Lưu quan” là một danh từ đốilại với thổ quan, chỉ số quan lại được triều đình bổ nhiệm và có thể thay đổi bất kỳ lúcnào. Thuật ngữ lưu quan có nguồn gốc từ “cải thổ quy lưu” mà ra, có nghĩa: thay thổquan bằng lưu quan.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 77-8178NGUYỄN VĂN BA - THÁI QUANG TRUNGĐại Nam điển lệ toát yếu có ghi: “Lệ năm Minh Mạng thứ mười định rằng các chứcquản, mục ở các phủ, huyện, châu không cứ là dòng dõi các viên thổ ty, hễ là người cầnmẫn được việc, thì cho phép tự bảo lĩnh cho nhau, rồi do quan trấn phủ cấp bằng chohọ theo các quan tri châu, tri huyện trấn ấy mà thừa hành việc quan. Song không đượcnoi theo lệ trước làm mãi chức quản mục thế tập” [3, tr. 41]. Như vậy, chế độ thế tậpcủa các tù trưởng dân tộc thiểu số được triều đình cân nhắc. Mặt hạn chế lớn nhất củachế độ thế tập là những người được thế tập thường không có năng lực, không được đàotạo, thậm chí một số người còn làm việc vì lợi ích cá nhân và dòng họ mà không chămlo đến cuộc sống của đại đa số nhân dân. Vì thế, xóa bỏ chế độ thế tập của thổ quan, đặtlưu quan là biện pháp hợp lý.Công việc trị nước trong điều kiện mới cần tuyển chọn những người tài giỏi, người cókhả năng đảm đương tốt những công việc ở các địa phương, kể cả các khu vực thuộcdân tộc thiểu số. Việc đưa các quan lại thuộc người Kinh lên miền núi không phải làmột việc đơn giản, đòi hỏi người đó phải có năng lực, hiểu biết phong tục và cần có sựtin tưởng của triều đình. Từ năm Minh Mạng thứ tám (1827), “Minh Mạng kiên quyếtxóa bỏ các chức tước đặt cho các viên quan người dân tộc ít người đứng đầu các phủ,huyện, châu như Tuyên úy đại sứ, Tuyên úy sứ, Chiêu thảo sứ, Phòng ngự sứ, Phòngngự đồng tri, Phòng ngự Thiên sự… thay vào đó là các chức tri phủ, tri huyện, huyệnthừa, chỉ thêm chữ “ Thổ” vào gọi là Thổ tri phủ, Thổ tri huyện, Thổ tri châu” [1, tr.284]. Nơi đầu tiên mà nhà nước áp dụng chính sách này là ở bốn huyện miền núi thuộcphủ Tương Dương (Nghệ An). Đại Nam thực lục đã ghi lại rằng: “Cho là đất TươngDương từ đời Lê về trước, xem là đất ky my, đầu đời Gia Long mới đặt quản phủ, triphủ, đó cũng là bắt buộc phải làm, cái cơ dùng người Kinh để giáo hóa man di đã códần dần. Nay giáo hóa, oai thanh đã phổ biến, tức là phủ Lạc Hóa thành Gia Định, xưalà tục man, từ ...