Vấn đề chi phí xã hội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề chi phí xã hội Vấn Đề Chi Phí Xã Hội RONALD COASE Nguyễn Hồng Trang dịch Ronald Coase là giáo sư danh dự tại Đại Học Luật Chicago và là người đoạt giảiNobel về kinh tế. Đây là bài báo rút từ Tập San Luật và Kinh Tế (tháng 10 năm 1960).Một vài đoạn trong bài báo đề cập đến các thảo luận mở rộng liên quan đến các quyếtđịnh pháp luật đã được lược bỏ.I. VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU Bài báo này đề cập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành độngnày có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là khói từ mộtnhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ở xung quanh nó.Phân tích kinh tế về tình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sựkhác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xã hội của nhà máy, ở đó các nhà kinh tếchủ yếu đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh Tế Phúc Lợi. Kếtluận của loại phân tích này có vẻ thường dẫn hầu hết các nhà kinh tế đến chỗ muốn chủcủa nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họ gây ra hay đánhthuế người chủ của nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độ khói thải ra và tương đươngvới những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏikhu dân cư (hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thể gây ảnh hưởng). Luận điểm của tôilà các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thể dẫn tới những hậu quảkhông cần thiết hay thậm chí những hậu quả không mong muốn.II. BẢN CHẤT QUA LẠI CỦA VẤN ĐỀ Cách tiếp cận truyền thống có xu hướng che đậy bản chất của việc đưa ra quyếtđịnh lựa chọn. Câu hỏi thường được đặt ra trong trường hợp A có tác động xấu lên B vàquyết định cần được đưa ra là: Chúng ta làm thế nào để hạn chế A? Nhưng đó là quyếtđịnh sai. Chúng ta cần phải giải quyết được bản chất qua lại của vấn đề. Để tránh ảnhhưởng xấu, B sẽ gây ảnh hưởng xấu tới A. Câu hỏi thật sự cần đặt ra là: Liệu A có đượcphép gây hại đến B hay liệu B có được phép gây hại đến A? Vấn đề là ở chỗ làm sao đểtránh được những tác hại nghiêm trọng hơn. Tôi đã đưa ra ví dụ trong bài báo trước vềtrường hợp tiếng ồn và rung từ máy móc của một nhà máy sản xuất bánh kẹo gây phiềnhà đến công việc của một bác sỹ. Để tránh ảnh hưởng xấu đó bác sỹ có thể gây ảnhhưởng lại đối với nhà máy sản xuất bánh kẹo. Vấn đề mà trường hợp này nêu ra về cơbản là nó có đáng hay không khi kết quả của việc hạn chế các phương thức sản xuất đượcnhà máy bánh kẹo sử dụng có thể đảm bảo việc khám chữa bệnh tốt hơn tại chi phí củaviệc cung giảm của sản phẩm bánh kẹo. Một ví dụ khác là vấn đề các gia súc đi lạc pháhại mùa màng trên vùng đất của người lân cận. Nếu việc một vài con gia súc đi lạc làđiều không thể trách khỏi thì tất cả sự tăng lên trong việc cung cấp thịt có thể thu được tạichi phí của việc giảm sút trong cung của mùa vụ. Bản chất của sự lựa chọn đã rõ: thịt haymùa vụ. Câu trả lời cần được đưa ra tất nhiên là sẽ không rõ ràng trừ khi chúng ta biết Vấn Đề Chi Phí Xã Hộiđược giá trị của cái mà chúng ta đạt được cũng như cái mà chúng ta phải hi sinh để đạtđược nó. Một ví dụ khác, giáo sư George J. Stigler đã lấy ví dụ về sự nhiễm bẩn của mộtdòng suối. Nếu chúng ta giả định rằng tác hại xấu của việc ô nhiễm đã giết chết cá ở đóthì vấn đề cần được quyết định là: liệu giá trị của số cá mất đi là nhiều hơn hay ít hơn giátrị sản phẩm có thể được làm ra do sự nhiễm bẩn đó. Mọi việc vẫn tiếp diễn mà hầu nhưkhông cần nói rằng vấn đề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tổng thể và cận biên.III. HỆ THỐNG GIÁ CHỊU TRÁCH NHIỆM THIỆT HẠI Tôi định bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc xem xét một trường hợp màhầu hết các nhà kinh tế đều có thể đồng ý rằng vấn đề sẽ được giải quyết theo cách hoàntoàn làm mọi người hài lòng: khi gây hại đến người khác các công ty kinh doanh phải trảtoàn bộ tổn thất do họ gây ra và hệ thống giá sẽ làm việc một cách trôi chảy (nói đúng ranó có nghĩa hệ thống giá được vận hành miễn phí). Một ví dụ hay của vấn đề đang được thảo luận là trường hợp gia súc đi lạc pháhoại mùa màng trồng trên đất của người hàng xóm. Giả sử rằng một người nông dân vàmột người nuôi gia súc đang làm việc trên mảnh đất thuộc sở hữu của hàng xóm. Giả sửthêm rằng, giữa hai mảnh đất đó không có rào chắn và quy mô đàn gia súc của ngườinuôi ngày càng tăng thì tổng thiệt hại mà nó gây ra cho mùa màng của người nông dâncàng lớn. Cái gì xảy ra đối với thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc tăng là vấnđề khác. Nó phụ thuộc vào việc liệu đàn gia súc có xu hướng đi thành hàng nối đuôi nhauhay là đi lung tung con nọ cạnh con kia, hay phụ thuộc vào việc đàn gia súc có xu hướngtăng liên tục nhiều hay ít và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tự khác nữa. Vì mục đíchtrực tiếp của mình, chọn giả định nào về thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súctăng lên là không quan trọng. Để đơn giản hóa luận chứng, tôi đề nghị sử dụng một ví dụ số học. Tôi sẽ giả địnhrằng chi phí hàng năm của việc lập hàng rào cho mảnh đất của người nông dân là 9 đô làvà giá trị mùa vụ là 1 đô-la một tấn. Tôi cũng giả định rằng mối quan hệ giữa số lượnggia súc trong một đàn và thiệt hại hàng năm về mùa vụ là như sau:SỐ LƯỢNG GIA SÚC THIỆT HẠI HÀNG NĂM THIỆT HẠI MÙA VỤ TÍNH TRONG ĐÀN CỦA MÙA VỤ TRÊN MỘT CON BÒ TĂNG (BÒ ĐỰC) (TẤN) THÊM (TẤN) 1 1 1 2 3 2 3 6 3 4 10 4 Giả sử rằng người nuôi gia súc chịu trách nhiệm ...
Tài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0