Danh mục

Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn - Tô Duy Hợp

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.92 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn" trình bày về lịch sử xã hội học nông thôn, phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn, nội dung cơ bản xã hội học nông thôn, ứng dụng xã hội học nông thôn, quan hệ xã hội học nông thôn,... Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn - Tô Duy Hợp Xã hội học, số 4 - 1997 39 VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Tô Duy Hợp Hiện nay bộ môn Xã hội học đã được nhiều trường đại học, cơ quan đào tạo trên đại học đưa vào hệ thống chương trình học tập như môn học bắt buộc, hoặc bổ trợ, hoặc tự chọn. Yêu cầu học tập và giảng dạy cho cả ba cấp đại học, cao học và nghiên cứu sinh khoa học. Đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục, đào tạo các khoa, bộ môn, Viện Xã hội học đang tích cực hoàn thiện bộ môn Xã hội học cả phần lý thuyết cơ bản và ứng dụng. Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành xã hội học cũng phải phấn đấu theo phương hướng đó. Trước hết,ta thử xem xét tình hình thực tế và đánh giá chất lượng giáo trình xã hội học nông thôn đang được thực hiện ở một số trường và cơ quan đào tạo. Như đã biết, sách Xã hội học đại cươngở các nước phát triển hầu như không có chuyên mục về xã hội học nông thôn. Chẳng hạn, trong sách Nhập môn xã hội học của Tony Bilton, Kenvin Bonnett và nhiều tác giả khác (Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội-1993) không có chuyên mục về nông thôn và đô thị. Trong Xã hội học đại cương do Viện đại học mở Hà Nội xuất bản (xem GS Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương, Tủ sách Đại học - Đào tạo từ xa. Hà Nội-1995) cũng có cách tiếp cận tương tự, nghĩa là không có chuyên mục xã hội học nông thôn và đô thị. Mới đây,ta thấy xuất hiện cuốn Xã hội học do Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội-1997) có dành một chương cuối cùng, chương X : Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học, trong đó có đề mục Xã hội học đô thị và nông thôn. Sau khi xác định khái niệm nông thôn và đô thị, tác giả trình bày hai lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học nông thôn và xã hội học đô thị. Về đối tượng của xã hội học nông thôn, tác giả xÁc định : Nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và phát triển của nông thôn như một cộng đồng xã hội. (trang 315). Tóm tắt lịch sử hình thành chuyên ngành xã hội học nông thôn và sau đó đưa ra một số hướng nghiên cứu chuyên biệt như : 1/- Vị trí,vai trò của nông thôn trong xã hội, trong cơ cấu xã hội; 2/- Cộng đồng nông thôn; 3/- Tính đồng(...?) ở nông thôn; 4/- Quản lý nông thôn, 5/-Dân số nông thôn, 6/-Môi trường ở nông thôn, v.v... Ă các nước đang phát triển ta thấy có sự quan tâm đặc biệt tới giáo trình xã hội học nông thôn. Thí dụ như ở Ấn Độ, Trung Quốc.v,v...Phòng xã hội học nông thôn,Viện Xã hội học có lưu trữ tài liệu dịch các sách giáo khoa xã hội học nông thôn do các tác giả …n ‡ộ, Trung Quốc viết. Chẳng hạn cuốn Xã hội học nông thôn của tác giả Hans Raj (Nxb Surjeet Publications, Delli-110007,1992) đã trình bày xã hội học nông thôn với một cấu trúc hoàn chỉnh, gồm các chương: (1)- Xác định phạm vi, ý nghĩa của xã hội học nông thôn; (2)- Bản chất của xã hội học nông thôn- khoa học hay là nghệ thuật?; (3)- Phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn; (4)- Xã hội học nông thôn và các khoa học xã hội khác; (5)- Một số khái Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 40 Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn niệm cơ bản trong xã hội học nông thôn; (6)- Cộng đồng nhỏ và xã hội nông dân; (7)- Làng quê- lịch sử và con người; (8)- Cộng đồng làng-xã; (9)- So sánh xã hội đô thị và xã hội nông thôn; (10)- Sự biến đổi của làng quê Ấn Độ; (11)- Tôn giáo nông thôn; (12)- Văn hóa nông thôn; (13)- Các môn đồ Sanskara ở nông thôn; (14)- Văn hóa thẩm mỹ nông thôn; (15)-Gia đình nông thôn; (16)- Hệ thống gia đình mở rộng; (17)- Hôn nhân ở nông thôn; (18)- Hệ thống đẳng cấp; (19)- Chủ nghĩa phân biệt đẳng cấp ở nông thôn; (20) - T•ng lớp hạ lưu; (21) - Hệ thống Jajmani ở nông thôn; (22) - Nhóm Hookah; (23) - Tư tưởng bè phái ở nông thôn; (24) - Bộ phận lãnh đạo nông thôn; (25) - Giáo dục ở nông thôn; (26) - Giải trí ở nông thôn; (27) - Kinh tế nông thôn; (28) - Chính trị ở nông thôn; (29) - Những vấn đề ở nông thôn; (30) - Vấn đề mắc nợ ở nông thôn; (31) - Thất nghiệp ở nông thôn Ấn Độ; (32) - Vấn đề nhà ở ở nông thôn, sinh thái và casc vấn đề khác; (33) - Các Panchayt ở nông thôn; (34) - Kiến thiết lại nông thôn; (35) - Cải cách ruộng đất; (36) - Chương trình phát triển cộng đồng; (37) - Các hợp tác xã tín dụng; (38) - Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở nông thôn; (39) - Bhoodan, Samptidan và Gramdan; (40) - Sarvodaya, (41) - Chương trình sức khỏe - kế hoạch hóa và dưỡng sinh ở nông thôn; (42) - Môi trường nông thôn ở Ấn Độ và ở phương Tây; (43) - Cách mạng xanh ở nông thôn. Sách Xã hội học ở nông thôn Trung Quốc do Lý Thủ Kinh chủ biên (Hà Nam, Nông dân Trung Nguyên, 1989) cũng có một kết cấu hoàn chỉnh không kém, bao gồm các chương: (1) - Giới thiệu dẫn nhập; (2) - Lị ...

Tài liệu được xem nhiều: