Danh mục

Vấn đề học/học thật: Sáu góc nhìn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 06/05/2021, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chỉ thị cho Bộ Giáo Dục Đào tạo thực hiện yêu cầu "Học thật/Thi thật/Nhân tài thật". Sau đó Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nêu một số kế hoạch cho ngành để thực hiện lời huấn thị của Thủ tướng. "Học thật" là nhân tố quyết định để có "Thi thật/Tài năng thật". Trong bài viết này sẽ trình bày: sáu Góc nhìn về Vấn đề "Học/Học thật". Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề "học/học thật": Sáu góc nhìn VẤN ĐỀ HỌC/HỌC THẬT: SÁU GÓC NHÌN PGS.TS Đặng Quốc Bảo Nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương Ngày 06/05/2021, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chỉ thị cho Bộ Giáo Dục Đào tạo thực hiện yêu cầu Học thật/Thi thật/Nhân tài thật. Sau đó Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nêu một số kế hoạch cho ngành để thực hiện lời huấn thị của Thủ tướng. Học thật là nhân tố quyết định để có Thi thật/Tài năng thật Trong bài này, xin trình bày: Sáu Góc nhìn về Vấn đề Học/Học thật 1. Cái gắn bó và Cái đối lập với phạm trù Thật trong cuộc sống Cái Thật trong cuộc sống thường được gọi là cái Chân. Nhân tố Chân bao giờ cũng phải gắn với nhân tố Thiện và nhân tố Mỹ (Cái lành, cái đẹp). Ngày nay có người còn yêu cầu phải gắn với cái có ích lợi tạo nên Hệ giá trị bộ bốn Chân-Thiện-Mỹ-Lợi Cái Thật đối lập với cái Giả (Giả dối), đối lập với cái Ảo (Mộng ảo, phù phiếm), đối lập với cái Ngụy (Ngụy biện, Ngụy tạo) Học là nhân tố hạt nhân để dẫn tới phạm trù quan trọng của đất nước là Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục tạo nên Nhân cách, còn Đào tạo thì xây dựng Nhân lực cho đất nước. Học thật không bao giờ dung hòa với cái học giả dối, cái học phù phiếm, cái học ngụy tạo. Nếu Học không thật sẽ tạo nên Nhân cách giả và Ngụy nhân lực cho cộng đồng. 2. Lời khuyến cáo của Mandela Mandela (Nhà hiền triết lớn của thời đại) từng khuyến cáo: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Giáo dục là công cụ kỳ diệu để phát triển con người. Nhờ giáo dục mà con gái một nông dân nghèo có thể trở thành bác sĩ, con trai một phu mỏ có thể trở thành ông chủ của cả vùng mỏ và con trai một công nhân có thể trở thành Chủ tịch nước… 132 Tuy nhiên ông cảnh báo: Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa; chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ của nền giáo dục ấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy. Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy. Nhân loại chết dưới bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy. Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”. 3. Sự kiện kỳ thi Quốc gia 2018 tại Hà Giang, Sơn La, Hòa bình; Sự kiện bằng thật – học giả tại Trường Đông Đô 2019; sự kiện một số vị từng là Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tại các địa phương Quảng Ninh, Thanh Hóa, Điện Biên vừa bị bắt vì tham ô tài sản công đã làm xã hội đau lòng và công luận nghĩ tới lời khuyến cáo của Nelson Mandela Một số sự kiện giáo dục đau lòng xảy ra mấy năm gần đây từng được nêu trên trên công luận. Dù lỗi thuộc phạm vi một thiểu số cá nhân, nhưng khiến mọi người lại liên hệ tới lời khuyến cáo của Mandela. Không thể không lo lắng cho tương lai đất nước, nếu các sự kiện trên được lặp lại trong tương lai. Xét cho cùng là Vấn đề Học thật, Dạy thật, Quản lý thật là những vấn đề cốt yếu trong đời sống chính trị văn hóa của đất nước 4. Lời Huấn Đức của Khổng Tử và Ý tưởng của thời đại về việc học ⊳ Khổng Tử bàn về việc học để có Nhân cách Khổng Tử (551-479 TCN) được đương thời coi là Bậc Vạn Thế Sư Biểu. Ông có Lời Huấn Đức: ● Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu ● Hiếu trí bất hiếu học, kỳ tế dã đãng ● Hiếu dũng bất hiếu học, kỳ thế dã loạn ● Hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế dã tặc 133 ● Hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế dã giảo ● Hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng Học giả Phan Ngọc thu hoạch 6 điều trên với nhận thức sau: Thích làm điều Nhân mà không học thì ngu si Thích làm điều Trí mà không học thì dễ trở thành kẻ lông bông Thích làm người Dũng mà không học thì dễ làm loạn Thích làm người Tín mà không học thì dễ sai lệch Thích làm người Thẳng thắn mà không học thì trở thành kẻ gian giảo Thích làm người Cương quyết mà không học thì trở thành kẻ ngông cuồng Thu hoạch lời Khổng Tử có thế xây dựng Khung mẫu (Paradigm) sau: Nhân Tín Cương Học Trí Dũng Trực ⊳ Học trong biểu đạt về Bốn trụ cột từ Bốn Nền Văn hóa Bốn trụ cột của việc học theo quan điểm của Nho gia phương Đông Học để thực hiện Tu-Tề-Trị-Bình Nho gia phương Đông có lời khuyên Người đi học (Kẻ sĩ) thực hiện 4 điều sau: ● Học để biết cách tu dưỡng bản thân (Tu thân) ● Học để biết lo toan cho gia đình (Tề gia) ● Học để có lý tưởng làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: