Danh mục

Vấn đề phát huy tính tích cực của công nhân trong đổi mới cơ chế quản lý - Nguyễn Hữu Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.54 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vấn đề phát huy tính tích cực của công nhân trong đổi mới cơ chế quản lý" được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề phải làm gì để phát huy tính tích cực lao động, xã hội, chính trị của đội ngũ công nhân để họ có thể tham gia nhiệt tình và có hiệu quả vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý xí nghiệp với tư cách là một người chủ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề phát huy tính tích cực của công nhân trong đổi mới cơ chế quản lý - Nguyễn Hữu MinhXã hội học, số 3,4 - 1988 VẤN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA CÔNG NHÂN TRONG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGUYỄN HỮU MINH Trải qua nhiều năm khảo nghiệm, tìm tòi, Đảng ta đã đề ra Nghịquyết (dự thảo 306 - BCT khóa 5, Nghịquyết 3 - TW khóa 6, đồng thời thể chế hóa bằng các văn bản như QĐ 217 – HĐBT, điều lệ xí nghiệp quốcdoanh... nhằm đổi một cơ chế quản lý kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh. Với việc giao quyền tự chủ cho xínghiệp, cơ chế quản lý mới là điều kiện khách quan thuận lợi để các đơn vị kinh tế quốc doanh vươn lên, sảnxuất được nhiều sản phẩm và từng bước xây dựng người công nhân mới xã hội chủ nghĩa. Song, thực hiện cơchế quản lý mới là một công việc phức tạp, khó khăn mà những người công nhân vốn quen sống và hoạt độngtrong cơ chế quan liêu bao cấp không dễ gì đáp ứng được nếu không được chuẩn bị tốt. Không phải ai khácchính đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý ở xí nghiệp sẽ quyết định sự thành công và thất bại của cơ chế quảnlý mới. Bởi vậy một vấn đề cần thiết đặt ra là phải làm để phát huy tinh tích cực lao động và chính trị - xã hộicủa đội ngũ công nhân, để họ cô thể tham gia nhiệt tình và có hiệu quả vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý ởxí nghiệp với tư cách là một người chủ. Từ những khảo sát xã hội học tại các nhà máy Liên hợ Dệt Nam Định,nhà máy Cao su Sao vàng (Hà Nội), nhà máy Dụng cụ số 1 (Hà Nội) trong thời gian gần đây, chúng tôi xin nêulên một số suy nghĩ ban đầu về vấn đề trên. * * * 1. Cần thấy được một thực tế đáng buồn và đáng quan tâm hiện nay, đó là sự suy giảm đáng kể tính tíchcực của người công nhân. Có thể cảm nhận điều này trên nhiều khía cạnh. Chẳng hạn, đó là tình trạng làm việcthiếu nhiệt tình, kém phấn khởi, không hào hứng với việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công tác.Đó là sự thờ ơ của một bộ phận công nhân trong việc đóng góp ý kiến, công sức xây dựng nhà máy. Tại nhàmáy Cao su Sao vàng có đến 20% số người được điều tra không hề phát biểu gì trong các cuộc họp. Đáng chú ýlà một số không nhỏ công nhân đi đến chỗ thoái hóa, biến chất, ăn cắp tài sản, vật tư của nhà này. Khảo sát ởmột cơ sở sản xuất, chúng tôi đã được chứng kiến cảnh tượng không ít người khi tan ca làm việc đã bằng mọicách mang theo những nguyên vật liệu của nhà máy. Khi đánh giá về nguyên nhân ra các hiện tượng tiêu lcctrong nhà máy (ăn cắp, đi muộn giờ, làm việc chây cười...) hầu hết số công nhân được phỏng vấn đều đổ chonhững khuyết điểm từ phía lãnh đạo, đoàn thể, bộ phận bảo vệ ... mà ít ai thấy trách nhiệm của bản thân mình.Số liệu thu được ở nhà máy Cao su Sao vàng và Dụng cụ số 1 xác nhận có tới 8 1,1 ý kiến lập luận : hành vitiêu cực của công nhân chủ yếu là “do đời sồng của công nhân quá khó khăn” (theo những công nhân này, nhưvậy đương thiên là có thể thông cảm được ?). Tỷ lệ tương ứng ở nhà máy Dệt Nam Định là 68,7%. Một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nhà máy có tâm trạng lo âu, nặng nề, buồn bực, không hàilòng. Nhiều người đã bày tỏ thái độ thiếu tin tưởng đối với những biện pháp của Đảng và Nhà nước đang tiếnhành nhằm tháo gở khó khăn hiện nay, cho rằng có ghi nguyện vọng cũng chẳng để làm gì ! Những biểu hiện nêu trên là chỉ báo đáng lo ngại về lực cản xã hội đối với công cuộc đổi mới và khôngphải chúng ta cứ tuyên bố giao quyền tự chủ cho xí nghiệp thì tình hình đó sẽ tự động mất đi, đội ngũ côngnhân sẽ tự khắc hăng hái, tích cực trở lại. Mục tiêu của cơ chế quản lý mới nhằm vào điều đó, song để làmđược, cần phải có thời gian. Ngay từ những bước đầu tiên thực hiện cơ chế mới, nên chăng chúng ta giải quyếtgấp một số vấn đề vốn là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng nêu trên, để đội ngũ công nhân có thể chủ độngtham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý ở xí nghiệp. a) Trước hết là cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Lâu nay chúng ta chưa quan tâm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3,4 - 1988đúng mức đến những nhu cầu chính đáng trong lao động và sinh hoạt của giai cấp công nhân, với lập luận sánxuất còn kém phát triển ta chưa thể nói đến việc bảo đảm đời sống cho công nhân được. Nhiều người côn nhânbuộc phải tìm cách tư xoay xở, gây ra tình trạng hết sức lộn xộn, không còn giữ được nguyên vẹn ý nghĩa bảnchất “công nhân” của họ nữa. Những khảo sát gần đây nhất (tháng6 – 1988) của chúng tôi cho thấy, thu nhậpchính thức từ nhà máy (tính cả lương và thưởng) của đa số công nhân chỉ chiếm dưới 50% chi tiêu hàng thángcủa gia đình. Một bộ phận lớn công nhân phải thường xuyên vật lộn với những khó khăn trong đời sống sinhhoạt hàn ...

Tài liệu được xem nhiều: