Danh mục

Vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị" phân tích, làm rõ nội hàm của một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Xác định các hạn chế, bất cập, nguyên nhân của các hạn chế, bất cập, cũng như khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Trường Sơn1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: sonnt.luat@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần được nhìn nhận, đánh giá và có biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình. Từ khóa: Bộ; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là xu thế quản trị nhà nước chung hiện nay trên thế giới. Vấn đề này cũng đã được đặt ra ở Việt Nam trong thời gian qua, trở thành một trong các chủ trương cải cách bộ máy nhà nước của Đảng và Quốc hội. Trên thực tế, dù đã có nhiều bước tiến đáng kể trong vấn đề sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ quản lý theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng vẫn còn một chặng đường rất dài cần phải vượt qua trong việc đạt được các mục tiêu cốt lỗi của việc tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích, làm rõ nội hàm của một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ tài liệu thứ cấp: Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chưa thể tiến hành thu thập các thông tin từ tài liệu sơ cấp liên quan đến tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thay vào đó chúng tôi chủ yếu sử dụng các thông tin liên quan đến vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Phương pháp suy luận logic: Được sử dụng để xác định các hạn chế, bất cập, nguyên nhân của các hạn chế, bất cập, cũng như khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tại các nước trên thế giới, Nhà nước đều có chức năng quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước (tất nhiên có sự khác nhau về mục tiêu, phạm vi và phương thức quản 479 lý). Để thực hiện các chức năng và các nhiệm vụ quản lý, Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý bao quát tất cả các lĩnh vực; dù có nhiều điểm chung giống nhau, nhưng mô hình tổ chức bộ máy nhà nước cụ thể của mỗi nước lại có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, khi nói về tổ chức tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc đa ngành - đa lĩnh vực là hàm ý nói về phạm vi quản lý nhà nước của một bộ ở Trung ương và các cơ quan tương ứng ở cấp địa phương được tổ chức để quản lý đa ngành - đa lĩnh vực, chứ không phải tổ chức để quản lý đơn ngành (một ngành). Điều này cũng nói chủ yếu về tổ chức bộ máy của Chính phủ (cơ quan hành pháp) của một nước. Tại hầu hết các quốc gia, Chính phủ là cơ quan quyền lực nằm ở trung tâm bộ máy nhà nước. Tuy vậy, mỗi nước có cách thức tổ chức Chính phủ khác nhau, phụ thuộc vào chế độ chính trị, thể chế chính trị, các yếu tố kinh tế, văn hóa, truyền thống… và trình độ phát triển. Thực tiễn tổ chức bộ máy của Chính phủ ở các nước cho thấy một số điểm sau (Trần Quốc Toản, 2020): Thứ nhất, Chính phủ các nước đều được hợp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ), nhưng số lượng các bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Chính phủ thường không giống nhau. Mức độ bao quát các lĩnh vực được giao cho một bộ quản lý cũng khác nhau. Thứ hai, thành phần các bộ trong cơ cấu tổ chức của các Chính phủ khá đa dạng. Bên cạnh những bộ có chức năng giống nhau mà hầu hết các nước đều có như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông… không ít Chính phủ thành lập thêm các bộ có tính đặc thù riêng của mình. Thứ ba, đa số các Chính phủ trên thế giới đều thành lập các cơ quan trực thuộc Chính phủ, với lĩnh vực, quy mô và phạm vi khác nhau. Thứ tư, trong cơ cấu tổ chức của các Chính phủ đều tồn tại một bộ máy giúp việc đặc biệt (thường gọi là Văn phòng Chính phủ, hay văn phòng nội các…), để đảm bảo quản lý phục vụ hoạt động của Chính phủ. Thông qua sự thay đổi tổ chức bộ máy Chính phủ ở các nước trên thế giới cho thấy: - Tổ chức bộ máy Chính phủ theo hướng quản lý đa ngành - đa lĩnh vực là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển; phản ánh trình độ phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải “nâng tầm” tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của nhà nước nói chung, đặc biệt là của Chính phủ. - Tại hầu hết các nước, dù trình độ phát triển khác nhau, nhưng quản lý nhà nước đều phải bao quát cả bốn cấp độ chủ yếu sau: (1) Hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển; (2) Quản lý vĩ mô (tập trung vào ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển, điều tiết vĩ mô; (3) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra giám sát quá trình thực hiện; (4) Đảm bảo các dịch vụ công; cung cấp các dịch vụ công thông qua các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Tuy nhiên, tương quan về bốn cấp độ vừa nêu là khác nhau giữa các nước, song có xu hướng chung là khi trình độ phát triển của đất nước ngày càng cao, thì cấp độ quản lý vĩ mô ngày càng tăng lên, hai cấp độ sau (3) và (4) giảm đi tương đối. Thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017, ngày 28/7/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 20/2016/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 258/NQ-UBTVQH14 ngày 21/9/2016 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát. Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch số 01/KH- ĐGS ngày 30/11/2016 để xác định cụ thể yêu cầu, nội dung, tiến độ công việc. ...

Tài liệu được xem nhiều: