Danh mục

Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết. Bởi lẽ muốn xây dựng xã hội thì phải xây dựng ý thức xã hội và việc xây dựng ý thức xã hội mới trở thành một nhiệm vụ của công cuộc xây dựng xã hội mới. Đó cũng chính là nội dung mà bài viết "Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay" hướng đến trình bày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nayVẤN ĐỀ XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Nga (*)Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới làvấn đề bức thiết. Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàndân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và pháttriển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sángtạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kếthợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Xây dựng ý thức xã hội mới,chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tếmới, văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xãhội theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cườngcông tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.Trong sự phát triển của mỗi cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủthể, họ còn bị chi phối bởi quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng,truyền thống của cộng đồng, tức là bị chi phối bởi ý thức xã hội. Vìvậy, khi ý thức xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của cá nhân và ngược lại. Bởi thế, muốn xây dựngxã hội mới, tất yếu phải xây dựng ý thức xã hội mới và việc xâydựng ý thức xã hội mới trở thành một nhiệm vụ của công cuộc xâydựng xã hội mới.Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộquan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng... của xã hội mới mà hạtnhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhândân nhằm phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ýthức xã hội mới đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tưtưởng, nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cảthói quen, phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội.Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: Xã hộixã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là mộtxã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhândân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuấthiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; conngười được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng ViệtNam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợptác với các nước trên thế giới (1). Có thể nói, mô hình xã hội xã hộichủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lượctrong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay.Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực củađời sống xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũngtiếp tục khẳng định một số định lớn trong quá trình xây dựng ý thứcxã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một số điều cơ bảnsau:Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân,đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Về bản chất, xã hội mới là xã hội dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minhđã khẳng định: I - NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân (2).Đây là tư tưởng cơ bản khẳng định chủ thể tích cực cũng là đốitượng phục vụ chính của xã hội mới. Ý thức xã hội mới phản ánh lợiích của nhân dân và chính do nhân dân xây dựng. Tinh thần nàyđược thể hiện trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhànước, trong các chính sách cụ thể của từng ngành, từng địa phương.Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh lợi íchcủa nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trong việc xâydựng, hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước; xây dựng, tuyên truyền, quảng bá, phát triển ý thức xãhội mới.Như vậy, có thể nói, sự nghiệp đổi mới không thể thành công nếuthiếu sự đóng góp của nhân dân; công cuộc xây dựng nền văn hoámới, bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc, kế thừa những cái tốt, lọcbỏ những thói hư tật xấu, chống sự xuyên tạc, bóp méo của các thếlực thù địch, không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhândân. Mặt khác, phải thấy rằng, việc xây dựng ý thức xã hội mới cũngkhông thể thành công nếu thiếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - độitiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàndân tộc, bởi Đảng ta là một tổ chức chính trị bao gồm những cá nhânưu tú nhất của xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: