Danh mục

Vận dụng các quan điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 100.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những quan niệm, nhận thức mới về mặt lý luận trong việc thiết kế phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh đồng thời trao đổi và chia sẻ những trải nghiệm thực tế của các nhà giáo dục, các thày cô giáo trong việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy người học làm trung tâm, học thông qua việc giải quyết tình huống và bằng hoạt động tự lực của người học, dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của thày giáo và các tài liệu, phương tiện học tập thích hợp.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng các quan điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá Vận dụng các quan điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá Nguyễn Minh Tân Tóm tắt: Dựa trên cơ sở lí luận giáo dục học hiện đại và xu hướng đổi mới phương pháp dạy - học trong các trường phổ thông, bài viết trình bày những quan niệm, nhận thức mới về mặt lý luận trong việc thiết kế phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh đồng thời trao đổi và chia sẻ những trải nghiệm thực tế của các nhà giáo dục, các thày cô giáo trong việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy người học làm trung tâm, học thông qua việc giải quyết tình huống và bằng hoạt động tự lực của người học, dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của thày giáo và các tài liệu, phương tiện học tập thích hợp. ------------ 1. Xu hướng đổi mới PPDH trong các trường phổ thông 1.1.Cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH PPDH là cách thức hoạt động của người thày, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học và việc học của họ, nhằm hướng dẫn họ học tập và giúp họ đạt mục tiêu học tập. PPDH tồn tại hiện thực trên lớp học, ở mỗi bài học, trong sự tương tác giữa người thày và học trò, giữa học trò với nhau và với môi trường học tập. Các quan điểm hiện đại về lí luận dạy học đều khẳng định, bản chất của các PPDH tiên tiến mà chúng ta đang tiếp cận là sự thay đổi vai trò của thày và trò trong hoạt động dạy và học, trong đó, trò là chủ thể chứ không phải “người ngoài cuộc” còn thày sẽ là người tổ chức, dẫn dắt, cố vấn và tổng hợp ý kiến để giờ học diễn ra đúng hướng, đạt mục tiêu. Thay vì chỉ tập trung ngồi nghe thày thuyết trình, ở đây, trò sẽ được tăng cường tính tự chủ và tự lập, phát triển khả năng tư duy, kỹ năng trình bày, hùng biện, chia sẻ, hợp tác, tổng hợp tài liệu…, thầy nêu ra vấn đề, còn việc giải quyết vấn đề đó như thế nào là việc của trò, chính trò tự mình tìm cách giải quyết vấn đề và qua đó rút ra cho mình những tri thức mình cần, chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức mà thày áp đặt. Trong hoạt động dạy - học mới, thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách. Trong giờ học, trò sẽ chủ động phát biểu, trao đổi, góp ý, họ cũng có cơ hội đưa ra chính kiến của mình về vấn đề được nêu ra, được bộc lộ quan điểm, được tranh luận, bảo vệ cho quan điểm của bản thân ... Tuy nhiên, PPDH này không hạ thấp yêu cầu đối với người thày, ngược lại, người thầy vẫn nhất thiết phải là người “cầm cân nảy mực”, sáng suốt trong việc điều khiển, định hướng cho lớp học cũng như các cuộc thảo luận, đồng thời trong cả các hình thức kiểm tra và đánh giá. Người thầy không những phải đáp ứng về kiến thức mà còn về phương pháp lãnh đạo, tổ chức, điều hành…, tóm lại người thày cần phải toàn diện hơn, năng động hơn sáng tạo hơn. Quá trình dạy - học là quá trình nhận thức, nó không chỉ coi trọng nội dung kiến thức mà còn phải chú trọng phương pháp dạy của thày và học của trò, do đó, đổi mới nội dung luôn kết hợp chặt chẽ với đổi mới phương pháp, phù hợp với sự đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ dạy học trong từng giai đoạn phát triển của xã hôi. Hoạt động dạy - học là một quá trình tác động qua lại giữa việc giảng dạy của thày và hoạt động nhận thức của trò, quá trình này là thống nhất và không tách rời, chính vì vậy, việc đổi mới dạy học cần tiến hành đồng thời trên các mặt: quan niệm nhận thức, nội dung tri thức và phương pháp dạy - học của cả thày và trò. Tóm lại, các quan điểm hiện đại trong lí luận dạy học đều thống nhất ở một điểm, là: cần từng bước biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, chuyển đổi dần vai trò, lấy người thầy là trung tâm sang việc lấy học trò làm trung tâm. Công cuộc đổi mới giáo dục, cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa... chỉ thực sự thành công khi mà, các quan niệm, nhận thức và những phương pháp day học được đổi mới theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lập và sáng tạo của trò. 1.2. Phân tích các xu hướng đổi mới: Phân loại các phương pháp dạy học: Việc phân loại các PPDH thường được dựa vào đặc trưng hoạt động dạy của thày và học của trò. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại này, chẳng hạn: 1. Phương pháp thông báo – thu nhận. 2. Phương pháp tái hiện 3. Phương pháp nêu vấn đề 4. Phương pháp tìm kiếm từng phần 5. Phương pháp nghiên cứu. Quan điểm khác lại phân loại theo nhóm, với các dấu hiệu đặc trưng như: đặc trưng kiến thức; đặc trưng hoạt động của thày và đặc trưng hoạt động của trò, từ đó, chia các PPDH vật lý thành các nhóm, chẳng hạn: 1. Nhóm các phương pháp thuyết trình 2. Nhóm các phương pháp trực quan 3. Nhóm các phương pháp thực hành. Tất nhiên, cần khẳng định rằng, sẽ không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, do vậy, thực tế, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: