Vận dụng mô hình cải cách hành chính công trên thế giới vào Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 289.36 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã tìm hiểu ba mô hình nổi bật đó. Từ đó, tác giả nhận thấy mỗi một mô hình đều có đặc điểm và nội dung yêu cầu thực hiện đặc trưng, dù xuất phát từ hiệu quả kinh tế, từ trách nhiệm của chính quyền hay từ quyền, lợi ích của công dân thì cũng đều hướng tới mục tiêu xây dựng một chính quyền gần dân, vì dân phục vụ. Tuy nhiên, khi áp dụng các mô hình nêu trên vào Việt Nam thì gặp phải một số vấn đề khó khăn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình cải cách hành chính công trên thế giới vào Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 VẬN DỤNG MÔ HÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM APPLYING THE PUBLIC ADMINISTRATIVE MODEL IN THE WORLD TO VIETNAM Lê Thị Kim Huệ, Lê Thị Thanh Huyền Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên hueltk@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền nhằm hướng tới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn thì việc cải cách hành chính công là một xu hướng tất yếu khách quan. Hiện nay, các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng một số mô hình cải cách hành chính công, trong đó nổi bật là: Mô hình quản lý công mới (New Public Management); Mô hình “quản trị nhà nước tốt” (Good Governance) và Mô hình quản lý theo kết quả. Bài viết đã tìm hiểu ba mô hình nổi bật đó. Từ đó, tác giả nhận thấy mỗi một mô hình đều có đặc điểm và nội dung yêu cầu thực hiện đặc trưng, dù xuất phát từ hiệu quả kinh tế, từ trách nhiệm của chính quyền hay từ quyền, lợi ích của công dân thì cũng đều hướng tới mục tiêu xây dựng một chính quyền gần dân, vì dân phục vụ. Tuy nhiên, khi áp dụng các mô hình nêu trên vào Việt Nam thì gặp phải một số vấn đề khó khăn. Tác giả bài viết cũng đã chỉ rõ những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi vận dụng từng mô hình; từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp tháo gỡ phù hợp. Từ khóa: Cải cách hành chính công, mô hình cải cách hành chính. ABSTRACT In order to improve the performance of the government and to serve people better, the public administration reform is an indispensable trend. Currently, the developed countries in the world have applied a number of public administration reform models, including: New Public Management, Good Governance and Model of managing by results. The article explored those three prominent models. From that, the author realized that each model has the characteristics and content of specific performance requirements, whether derived from economic efficiency, from the responsibility of the government or from the rights and interests of citizens are also aiming to build a government close to the people and for people. However, when applying the above models to Vietnam, there were some difficulties. The author of the article also pointed out the difficulties that Vietnam faces when applying each model; Since then the author proposed a number of appropriate disassembly solutions. Keywords: Public administration reform, public administrative model. 1. Giới thiệu Hiện nay, cải cách hành chính công là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền nhằm hướng tới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, các quốc gia phát triển trên thế giới đã sử dụng và thực thi một số mô hình nhằm cải cách hành chính công và đã đạt được những kết quả thành công. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu một số mô hình cải cách hành chính công của các quốc gia phát triển đã áp dụng thành công, chỉ ra đặc điểm cũng như nội dung của các mô hình đó. Từ đó, bài viết cũng chỉ rõ một số vấn đề khó khăn và các giải pháp để giải quyết những khó khăn khi Việt Nam vận dụng các mô hình trên. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, nội dung bài viết được kết cấu thành 2 nội dung chính: (1) Một số mô hình về cải cách hành chính công trên thế giới; (2) Những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng các mô hình cải cách hành chính công vào Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số mô hình về cải cách hành chính công trên thế giới 2.1.1. Mô hình quản lý công mới (New Public Management) Mô hình quản lý công mới (NPM) ra đời như là sự tất yếu ở các nước phát triển trong điều kiện họ phải đương đầu với suy thoái kinh tế và thâm hụt ngân sách. Các quốc gia phát triển tiên tiến trên thế giới 489 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tiên phong áp dụng mô hình này, điển hình như Nhật Bản (1982), Úc (1984), Vương quốc Anh (1982), Hoa Kỳ (1984),... dù tên gọi có thể khác nhau nhưng phần cốt lõi của mô hình NPM là chuyển chức năng “cai trị” truyền thống của nền hành chính nhà nước sang chức năng “phục vụ” xã hội. NPM có một số đặc điểm cơ bản như: Thứ nhất, lấy mục tiêu cao nhất là kết quả đầu ra và hiệu quả thực hiện. Mô hình NPM gắn liền với hoạt động giám sát và đánh giá kết quả thông qua các tiêu chí cụ thể. Mô hình này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống các chỉ số và phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thực hiện công việc; cơ chế thưởng phạt và khuyến khích đối với nguồn nhân lực trên toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước. Thứ hai, NPM thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ công. Cạnh tranh đồng nghĩa với việc giảm giá thành, nâng cao chất lượng và người hưởng lợi chính là công dân. Công dân chính là người sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ công. Nhà nước trong mô hình NPM sẽ giảm dần việc cung cấp các dịch vụ công mà chuyển dịch vụ đó ra bên ngoài cho các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân thực hiện nhưng vẫn chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước. Thứ ba, NPM thực hiện quản lý trên cơ sở phân cấp, giảm thiểu cấp quản lý trung gian, tăng cường làm việc theo nhóm. Mô hình NPM phân quyền tối đa cho những cơ quan, đầu mối gần người dân nhất, cụ thể là các địa phương, cán bộ, công chức thường xuyên và trực tiếp tương tác giao dịch với người dân vì họ là những người hiểu rõ được nhu cầu của người dân và những vấn đề thực tế đang xảy ra ở đó. Cấp quản lý trung gian trong mô hình NPM sẽ được giảm thiểu tối đa. Từ đặc điểm của mô hình NPM có thể thấy: mục đích cao nhất của mô hình này ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình cải cách hành chính công trên thế giới vào Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 VẬN DỤNG MÔ HÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM APPLYING THE PUBLIC ADMINISTRATIVE MODEL IN THE WORLD TO VIETNAM Lê Thị Kim Huệ, Lê Thị Thanh Huyền Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên hueltk@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền nhằm hướng tới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn thì việc cải cách hành chính công là một xu hướng tất yếu khách quan. Hiện nay, các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng một số mô hình cải cách hành chính công, trong đó nổi bật là: Mô hình quản lý công mới (New Public Management); Mô hình “quản trị nhà nước tốt” (Good Governance) và Mô hình quản lý theo kết quả. Bài viết đã tìm hiểu ba mô hình nổi bật đó. Từ đó, tác giả nhận thấy mỗi một mô hình đều có đặc điểm và nội dung yêu cầu thực hiện đặc trưng, dù xuất phát từ hiệu quả kinh tế, từ trách nhiệm của chính quyền hay từ quyền, lợi ích của công dân thì cũng đều hướng tới mục tiêu xây dựng một chính quyền gần dân, vì dân phục vụ. Tuy nhiên, khi áp dụng các mô hình nêu trên vào Việt Nam thì gặp phải một số vấn đề khó khăn. Tác giả bài viết cũng đã chỉ rõ những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi vận dụng từng mô hình; từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp tháo gỡ phù hợp. Từ khóa: Cải cách hành chính công, mô hình cải cách hành chính. ABSTRACT In order to improve the performance of the government and to serve people better, the public administration reform is an indispensable trend. Currently, the developed countries in the world have applied a number of public administration reform models, including: New Public Management, Good Governance and Model of managing by results. The article explored those three prominent models. From that, the author realized that each model has the characteristics and content of specific performance requirements, whether derived from economic efficiency, from the responsibility of the government or from the rights and interests of citizens are also aiming to build a government close to the people and for people. However, when applying the above models to Vietnam, there were some difficulties. The author of the article also pointed out the difficulties that Vietnam faces when applying each model; Since then the author proposed a number of appropriate disassembly solutions. Keywords: Public administration reform, public administrative model. 1. Giới thiệu Hiện nay, cải cách hành chính công là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền nhằm hướng tới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, các quốc gia phát triển trên thế giới đã sử dụng và thực thi một số mô hình nhằm cải cách hành chính công và đã đạt được những kết quả thành công. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu một số mô hình cải cách hành chính công của các quốc gia phát triển đã áp dụng thành công, chỉ ra đặc điểm cũng như nội dung của các mô hình đó. Từ đó, bài viết cũng chỉ rõ một số vấn đề khó khăn và các giải pháp để giải quyết những khó khăn khi Việt Nam vận dụng các mô hình trên. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, nội dung bài viết được kết cấu thành 2 nội dung chính: (1) Một số mô hình về cải cách hành chính công trên thế giới; (2) Những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng các mô hình cải cách hành chính công vào Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số mô hình về cải cách hành chính công trên thế giới 2.1.1. Mô hình quản lý công mới (New Public Management) Mô hình quản lý công mới (NPM) ra đời như là sự tất yếu ở các nước phát triển trong điều kiện họ phải đương đầu với suy thoái kinh tế và thâm hụt ngân sách. Các quốc gia phát triển tiên tiến trên thế giới 489 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tiên phong áp dụng mô hình này, điển hình như Nhật Bản (1982), Úc (1984), Vương quốc Anh (1982), Hoa Kỳ (1984),... dù tên gọi có thể khác nhau nhưng phần cốt lõi của mô hình NPM là chuyển chức năng “cai trị” truyền thống của nền hành chính nhà nước sang chức năng “phục vụ” xã hội. NPM có một số đặc điểm cơ bản như: Thứ nhất, lấy mục tiêu cao nhất là kết quả đầu ra và hiệu quả thực hiện. Mô hình NPM gắn liền với hoạt động giám sát và đánh giá kết quả thông qua các tiêu chí cụ thể. Mô hình này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống các chỉ số và phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thực hiện công việc; cơ chế thưởng phạt và khuyến khích đối với nguồn nhân lực trên toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước. Thứ hai, NPM thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ công. Cạnh tranh đồng nghĩa với việc giảm giá thành, nâng cao chất lượng và người hưởng lợi chính là công dân. Công dân chính là người sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ công. Nhà nước trong mô hình NPM sẽ giảm dần việc cung cấp các dịch vụ công mà chuyển dịch vụ đó ra bên ngoài cho các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân thực hiện nhưng vẫn chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước. Thứ ba, NPM thực hiện quản lý trên cơ sở phân cấp, giảm thiểu cấp quản lý trung gian, tăng cường làm việc theo nhóm. Mô hình NPM phân quyền tối đa cho những cơ quan, đầu mối gần người dân nhất, cụ thể là các địa phương, cán bộ, công chức thường xuyên và trực tiếp tương tác giao dịch với người dân vì họ là những người hiểu rõ được nhu cầu của người dân và những vấn đề thực tế đang xảy ra ở đó. Cấp quản lý trung gian trong mô hình NPM sẽ được giảm thiểu tối đa. Từ đặc điểm của mô hình NPM có thể thấy: mục đích cao nhất của mô hình này ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cải cách hành chính công Mô hình cải cách hành chính Mô hình “quản trị nhà nước tốt” Mô hình quản lý công mới Mô hình quản lý theo kết quảGợi ý tài liệu liên quan:
-
Dịch vụ hành chính công Việt Nam: Thực tiễn cải cách và kết quả đạt được
5 trang 24 0 0 -
Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
15 trang 22 0 0 -
Mô hình quản lý công mới và tính khả thi khi áp dụng ở Việt Nam
10 trang 22 0 0 -
Cải cách hành chính - Những vấn đề cần quan tâm
6 trang 21 0 0 -
Cải cách hành chính công ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
12 trang 21 0 0 -
Sự tham gia của người dân trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội
13 trang 20 0 0 -
Nghiên cứu tác động của cải cách hành chính công ở các địa phương tới di cư trong nước
16 trang 16 0 0 -
Cải cách hành chính tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh phát triển
6 trang 15 0 0 -
Xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay tiếp cận từ lý luận quản trị tốt
9 trang 15 0 0 -
12 trang 14 0 0