Văn hóa đời sống của người Nhật Bản từ góc nhìn gốm sứ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa đời sống của người Nhật Bản từ góc nhìn gốm sứ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN TỪ GÓC NHÌN GỐM SỨ Nguyễn Thị Phong Nhã Trường Đại Học Kinh Tế -Tài Chính Tp.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Quốc tếTóm tắt: Nhật Bản - một đất nước tuyệt vời với nhiều nét văn hóa nghệ thuật. Gốmsứ là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong nghệ thuật của người NhậtBản. Ngày nay, gốm sứ Nhật Bản đã được biết đến ở rất nhiều quốc gia trên thếgiới, trở thành biểu tượng của cái đẹp và của tinh thần dân tộc. Giới trẻ ViệtNam gần đây cũng hình thành trào lưu sưu tầm gốm sứ Nhật Bản như một thúvui tao nhã. Bởi lẽ gốm Nhật không màu mè, kiểu cách mà quyến rũ bởi chínhsự bình dị, mộc mạc. Nhiều dòng gốm Nhật không cần sử dụng đến lớp trángmen bóng bẩy, hào nhoáng bên ngoài nhưng vẫn thể hiện được cốt cách và giátrị riêng của nó, điển hình như là gốm Bizen không men, kiểu dáng gồ ghề thôsơ nhưng lại bao hàm trong từng sản phẩm một hồn gốm hết sức riêng biệt vàđặc sắc. Có thể nói một sản phẩm gốm ra đời là sự kết tinh, hòa trộn, giao thoagiữa 3 yếu tố của trời đất: nước (thủy), đất (thổ), lửa (hỏa). Vì thế, trong mắtcác nghệ nhân làm gốm và những người có con mắt thưởng thức nghệ thuật tinhtường, gốm là một tặng phẩm của vũ trụ. Gốm Nhật đẹp không phải nhờ kỹ thuật tinh xảo mà cái chính là những tinhcảm, cái tâm của người nghệ nhân được truyền tải trong từng sản phẩm. Kỹthuật đa phần chỉ là phương tiện để cảm xúc được thăng hoa. Qua gốm Nhật,tâm hồn mỗi nghệ nhân được bộc lộ rõ Đó là một sự liên kết lâu bền và thấmđẫm tình đất và người. Chính vì vậy, gốm Nhật sở hữu một nét duyên ngầm,không lộ liễu, không cần những ngôn từ mỹ miều để miêu tả. Nó chứa đựng vàtoát lên tinh thần của một ẩn sĩ, không bon chen với đời. Những tác phẩm gốmđược tạo thành lại càng đẹp, càng có giá trị. Hay nói cách khác gốm sứ là vậtthể sống động để minh chứng về tư duy thẩm mỹ của xã hội mà nó thuộc về làminh chứng trung thực của lịch sử tồn tại qua mọi thời đại. Tìm hiểu về gốm sứ 25Nhật Bản để hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa của người Nhật Bản và để nhìnnhận rõ hơn những thay đổi trong tư duy thẩm mỹ của xã hội ngày này.Từ khóa: gốm sứ Nhật Bản, vai trò, giá trị tinh thần, văn hóa, trào lưuAbstact: Japan - a wonderful country with many cultural and artistic features.Ceramics is one of the typical cultural features in Japanese art. Today,Japanese ceramics have been spread to many countries, becoming a symbol ofbeauty and national spirit. Vietnamese youth have also recently formed a trendto collect Japanese ceramics as an elegant hobby. Because Japanese ceramicsare not colorful and stylish, they are captivated by the simplicity and simplicity.Many Japanese ceramic lines do not need to use a shiny, flashy glaze on theoutside but still show its own character and value, typically unglazed Bizenceramics, with a rough but rough design. includes in each product a veryseparate and unique ceramic soul. It can be said that a ceramic product is bornas a crystallization, mixing and interference between the three elements ofheaven and earth: water (water), earth (earth), fire (fire). Therefore, in the eyesof ceramicists and those with a keen eye for art, pottery is a gift of the universe.Keyword: Japanese ceramics, roles, spiritual values, culture, trends 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GỐM SỨ NHẬT BẢN Gốm sứ Nhật nói chung được gọi là tojiki (陶磁器) hay yakimono (焼き物),là các vật dụng thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Tên gọi yakimono bắt nguồntừ thực tế sản xuất gốm sứ được nhào nặn bằng đất sét và các khoáng chất rồiđem nung (yaki 焼き) ở nhiệt độ cao. Gốm sứ là một nghề thủ công truyềnthống ở Nhật Bản đã xuất hiện sớm từ thời kỳ Jomon (10.000 – 300 TCN). Hoavăn đồ gốm ở thời kỳ này chủ yếu là các vòng thừng cuốn, nên còn hay gọi là‘‘Thừng văn’’. Theo PGS.TS Trương Minh Hằng- Viện nghiên cứu văn hóa :“Hiện nay, nội hàm của khái niệm văn hóa ngày càng được triển nở, mở mangtheo nghĩa rộng nhất của nó thì văn hóa gốm được hiểu là toàn bộ quá trìnhhình thành, sáng tạo ra đồ gốm của con người, cũng như quá trình tồn tại, pháttriển của đồ gốm trong chiều dài lịch sử, trong các bối cảnh kinh tế, xã hội khác 26nhau và những tác động trở lại của đồ gốm đối với đời sống tinh thần và vậtchất của con người.” Văn hóa gốm là những gì liên quan đến sự xuất hiện và tồn tại của đồ gốm,là đời sống sinh tồn của gốm. Nghiên cứu văn hóa gốm là nghiên cứu nhữngdiện mạo và khía cạnh văn hóa của đồ gốm. Đồ gốm là loại sản phẩm phổ biến,luôn gần gũi và phục vụ đắc lực cho cuộc sống, từ đồ dùng ăn uống, chứa đựng,đun nấu đến sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần như tượng gốm, tranh gốm.Nó có mặt trong các công trình kiến trúc như gạch, ngói, gạch thông gió, gạchchạm nổi, cả trong các tác phẩm công nghiệp và công nghiệp điện tử. Ngoài ra,gốm còn được sử dụng dưới những dạng khá đặc biệt. Chẳng hạn người ta tìmđược ở một thư viện của nhà vua Ashurbanipal cách đây 2500 năm của nền vănminh Babylon và Assyria cổ đại, 30.000 bản đất sét đã nung hoặc chưa nung.Qua bộ sách này, người ta hiểu được các vấn đề khác nhau về ngữ pháp, biênniên sử, hiệp ước, báo cáo, đơn kiện, y học, toán học, thiên văn… Từ thế kỷ XX,người ta đã làm loại gốm xốp dùng cho việc chọn lọc vi trùng, lọc nước, lọc bụi,lót đáy tầng sôi, làm lớp hút ẩm, màng bọc cực điện phân, vách ngăn trong cácthiết bị điện. Ở Nhật Bản, gốm còn được thí nghiệm để làm xi lanh và pít tôngô tô, chế động cơ diesel. Người Nhật còn dự tính dùng gốm làm các loại tua binkhí và các hoạt động cơ có công suất lớn. Họ cũng sử dụng chất liệu gốm đểlàm các loại nhạc cụ như kèn Shakuhachi và đàn Shamisen, hoặc làm kéo chắcvà bền gấp ba lần kéo làm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Giáo dục nhóm ngành ngôn ngữ Văn hóa đời sống người Nhật Bản Nghệ thuật gốm sứ Trào lưu sưu tầm gốm sứ Nhật BảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 162 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 133 0 0 -
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 trang 129 0 0 -
Mặt đường bê tông xi măng trên nền đàn hồi: Ứng xử do chênh lệch nhiệt độ và tải trọng xe đồng thời
11 trang 104 0 0 -
Quản trị dữ liệu lớn trong hệ thống IoT với công nghệ điện toán đám mây, sương mù, biên
14 trang 102 0 0 -
Phát triển Fintech ứng dụng Big data và AI cho ngân hàng Việt Nam
20 trang 101 0 0 -
Tính đối thoại trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
11 trang 100 0 0 -
Mô phỏng tính toán sức kháng của dầm bê tông cốt thép có xét đến ăn mòn cốt thép
7 trang 100 0 0 -
Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 trang 98 0 0 -
8 trang 96 0 0
-
Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
15 trang 94 0 0