Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 402.56 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Mộng Đua, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Bích Hưng Tóm tắt Bài viết xin trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ khóa: Văn hóa ứng xử, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào và sự sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đối với mỗi cá nhân con người nói chung và đặc biệt là văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng. Văn hóa ứng xử của sinh viên đang là vấn đề nổi bật được bàn nhiều trong các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các diễn đàn và trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử xủa sinh viên hiện nay là ứng xử với bạn bè và thầy cô giáo vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ và cụ thể. Để sinh viên nhìn nhận đúng văn hóa ứng xử của mình và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Với tư cách là sinh viên đang học ngành CTXH (Công tác xã hội) tại trường Đại học Đồng Tháp, tôi thấy được tầm quan trọng trong ứng xử của sinh viên là tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá đạo đức, nhân cách của con người và là nhân tố tạo điều kiện cho việc học tập, giao lưu và lĩnh hội tri thức. Xuất phát từ đây nên tôi chọn vấn đề bàn luận là “Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp” làm bài báo nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Khái niệm văn hóa Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [5]. Có thể cho rằng: văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Khái niệm ứng xử Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử thể hiện ở chỗ con người chủ động trong phản ánh có lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Khái niệm văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán). Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hóa. Nó bao gồm: Hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. [7] Trang 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Có thể cho rằng: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng trong việc ứng xử và giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Cách ứng xử của sinh viên với sinh viên trong ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người phải luôn ứng phó với biết bao tình huống, có lúc xử lý dễ dàng, có lúc thì phức tạp. Xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Và trong đó, một vấn đề đặc biệt quan tâm hiện nay là văn hóa ứng xử của sinh viên trên giảng đường Đại học. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên. Nó thể hiện tầm nhìn, trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Mộng Đua, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Bích Hưng Tóm tắt Bài viết xin trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ khóa: Văn hóa ứng xử, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào và sự sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đối với mỗi cá nhân con người nói chung và đặc biệt là văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng. Văn hóa ứng xử của sinh viên đang là vấn đề nổi bật được bàn nhiều trong các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các diễn đàn và trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử xủa sinh viên hiện nay là ứng xử với bạn bè và thầy cô giáo vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ và cụ thể. Để sinh viên nhìn nhận đúng văn hóa ứng xử của mình và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Với tư cách là sinh viên đang học ngành CTXH (Công tác xã hội) tại trường Đại học Đồng Tháp, tôi thấy được tầm quan trọng trong ứng xử của sinh viên là tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá đạo đức, nhân cách của con người và là nhân tố tạo điều kiện cho việc học tập, giao lưu và lĩnh hội tri thức. Xuất phát từ đây nên tôi chọn vấn đề bàn luận là “Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp” làm bài báo nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Khái niệm văn hóa Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [5]. Có thể cho rằng: văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Khái niệm ứng xử Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử thể hiện ở chỗ con người chủ động trong phản ánh có lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Khái niệm văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán). Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hóa. Nó bao gồm: Hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. [7] Trang 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Có thể cho rằng: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng trong việc ứng xử và giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Cách ứng xử của sinh viên với sinh viên trong ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người phải luôn ứng phó với biết bao tình huống, có lúc xử lý dễ dàng, có lúc thì phức tạp. Xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Và trong đó, một vấn đề đặc biệt quan tâm hiện nay là văn hóa ứng xử của sinh viên trên giảng đường Đại học. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên. Nó thể hiện tầm nhìn, trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử của sinh viên Sinh viên ngành công tác xã hội Trường Đại học Đồng Tháp Chuẩn mực xã hộiTài liệu liên quan:
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 218 0 0 -
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường
7 trang 130 0 0 -
14 trang 103 0 0
-
158 trang 76 0 0
-
60 trang 68 0 0
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 58 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 56 1 0 -
Kỹ năng ứng xử dành cho bạn trẻ: Phần 1
75 trang 46 0 0 -
Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ chí Minh
9 trang 44 0 0 -
Câu hỏi ôn tập Đại cương văn hóa Việt Nam
8 trang 43 0 0