Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngàynay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khảnăng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người.Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhàtrường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quanhệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi vớihành”.Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan,liền kề với nhau như thế?Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấyngàn năm lịch sử.Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ởsách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuynhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàngngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trìnhđào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọingười. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thicông bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụđời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bàitoán khó, một bài văn…Đó là hành.Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thựctế cho thấy có học có hơn.Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu làphải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việcđạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa màkhông đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiềnbạc mà thôi.Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm.Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiếnthức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nóichung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kếthợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởitrong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thànhquả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêuđó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xãhội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi.Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi rađường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡmà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặthọc vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thểchấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại,còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thànhcơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mấtđi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi.Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không điđôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt đượcnhiều thành tựu.Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức conngười là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩycông việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi vớihành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sáchvở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vậtchất, tinh thần phục vụ con người.Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tậpkết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộcsống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đạinhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phảitiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quảhơn…Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng củaviệc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệuquả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời gópphần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ… ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cảm nghĩ của em Câu tục ngữ Học đi đôi với hành Ngữ văn lớp 9 Văn mẫu lớp 9 Văn mẫu chọn lọc lớp 9Gợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 80 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 68 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 66 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Kiểm tra trắc nghiệm Ngữ văn 9
2 trang 31 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 30 0 0 -
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 trang 29 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
6 trang 26 0 0 -
Dàn bài phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
9 trang 26 0 0 -
Thực hiện 'học đi đôi với hành' như thế nào?
3 trang 25 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
21 trang 23 0 0 -
Chuyên đề 3: Nguyễn Du và Truyện Kiều
4 trang 22 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Chứng minh văn học là nghệ thuật ngôn từ
8 trang 21 0 0 -
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 trang 21 0 0 -
Phân tích Những ngôi sao xa xôi
5 trang 21 0 0 -
Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
5 trang 21 0 0 -
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Thanh Tịnh)
3 trang 20 0 0