Danh mục

Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ trong lịch sử Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.88 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Văn Miếu, Văn Từ và Văn Chỉ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long dưới triều vua Lý Thánh Tông (1070) để phụng thờ Khổng Tử và những vị học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ trong lịch sử Việt NamVăn Miếu, Văn Từ, Văn Chỉ...VĂN MIẾU, VĂN TỪ, VĂN CHỈTRONG LỊCH SỬ VIỆT NAMNGUYỄN PHƯƠNG CHI*NGUYỄN KỲ NAM**Tóm tắt: Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Văn Miếu, Văn Từvà Văn Chỉ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần vàthể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Văn Miếu đượcxây dựng ở kinh đô Thăng Long dưới triều vua Lý Thánh Tông (1070) đểphụng thờ Khổng Tử và những vị học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Trải quacác triều đại như Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn, Văn Miếuđã có những thay đổi nhất định về đối tượng tuyển sinh cũng như hình thức thicử... Trong đó, vào thời Lê sơ Nho giáo đã phát triển cực thịnh, đặc biệt vàonăm 1484 Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ đạt từkhoa thi năm 1442 trở đi. Hiện nay, còn lại 82 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu –Quốc Tử Giám, Hà Nội. Song hành với hệ thống Văn Miếu tại Trung ương,cấp tỉnh, huyện, Văn Từ và Văn Chỉ dần được hình thành ở các làng, xã đểkhông chỉ thờ phụng Khổng Tử mà còn để vinh danh những người đỗ đạt tronglàng, xã. Trong đó, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh (xứ Kinh Bắc xưa) có sự hiệndiện phong phú của hệ thống Văn Từ, Văn Chỉ.Từ khóa: Văn Miếu, Văn Từ, Văn Chỉ.1. Văn MiếuVăn Miếu là nơi thờ Khổng Tử (551 497 TCN), nhà tư tưởng, nhà chính trịvà là người sáng lập ra học thuyết Nhogiáo ở Trung Quốc. Miếu thờ Khổng Tử(Khổng Tử Miếu), hoặc còn gọi làKhổng Miếu, Phu Tử Miếu, Văn Miếu.Phần lớn trong các miếu thờ Khổng Tửđều có chỗ để học, nên Khổng Miếucũng gọi là Văn Miếu. Ở Trung Quốctrước thế kỷ XV chưa gọi Khổng Miếulà Văn Miếu. Vào cuối đời Đường, nhàĐường phong Khổng Tử làm VănTuyên Vương, nên gọi Khổng Miếu làVăn Tuyên Vương Miếu. Chỉ đến thờiMinh, niên hiệu Minh Vĩnh Lạc (1403 1424) trở đi mới gọi Khổng Miếu là VănMiếu. Vì thế, từ thế kỷ XV, sử sách củaViệt Nam đều ghi là Văn Miếu.(*)Văn Miếu được xây dựng nhằmphụng thờ những bậc Tiên thánh Khổng Tử; Tiên hiền (gồm Nhan Tử,Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, 10 học trò(*)Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Sử học.Viện Sử học.(**)61Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (73) - 2013xuất sắc của Khổng Tử, 72 học trò giỏikhác của Khổng Tử(1)).Văn Miếu ở Việt Nam, được xâydựng ở Kinh đô Thăng Long từ năm1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông(1054 - 1072). Đại Việt sử ký toàn thư(ĐVSKTT) chép: “Năm Canh Tuất, niênhiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời LýThánh Tông, mùa Thu, tháng 8, làmVăn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, ChuCông và Tứ phối(2), vẽ tranh thất thậpnhị hiền, bốn mùa thờ cúng”(3). Năm1076, vua Lý Nhân Tông cho xây nhàQuốc Tử Giám kề sau Văn Miếu để cáchoàng thái tử đến học. Vì lúc đầu,trường chỉ dành riêng cho con vua vàcon các bậc đại quyền quý (nên gọi tênlà Quốc Tử).Đến thời Trần, Quốc Tử Giám đổi gọilà Quốc Tử Viện. Lúc đầu, việc học ởQuốc Tử Viện không phải dành cho tấtcả các đối tượng, mà chỉ dành cho conem các văn quan và tụng quan vào học.Theo ĐVSKTT: Tháng 10 năm BínhThân (1236) cho Phạm Ứng Thần làmTri thư Quốc Tử Viện, trông nom chocon em các văn quan và tụng quan vàohọc(4). Việc cho con em các văn quanvà tụng quan học Nho giáo lúc này cốtlà đào tạo người kế tục sự nghiệp củacha anh. Song, do nhu cầu xây dựng vàbảo vệ đất nước đòi hòi phải từng bướckiện toàn tổ chức chính quyền nhà nướctừ trung ương đến địa phương, nên giáodục Nho học đã không chỉ dừng lại ởđối tượng con em các quan trong triều,mà từ nửa sau thế kỷ XIII trở đi thì đối62tượng vào học đã là tất cả các nho sĩtrong nước. Quốc Tử Viện đổi gọi làQuốc Học Viện. ĐVSKTT chép: NămQuý Sửu (1253), xuống chiếu cho cácnho sĩ trong nước đến Quốc Học Việngiảng học tứ thư lục kinh(5).Năm 1281, triều đình cho lập thêmnhà học ở phủ Thiên Trường - Kinh đôthứ hai của nhà Trần (nay thuộc thànhphố Nam Định). Sử cũ không ghi rõ đốitượng được vào học, mà chỉ cho biếtnhững người thuộc hương Thiên Thuộckhông được vào học. Sử chép: Tân Tỵ(1281), lập nhà học ở phủ Thiên Trường,cấm người hương Thiên Thuộc khôngđược vào học (Lệ cũ của nhà Trần, quânsĩ Thiên Thuộc không được học vănnghệ, vì là sợ khí lực kém đi)(6).Đời vua Trần Minh Tông, Chu VănAn được cử làm quan Quốc Tử Giám Tưnghiệp và là thầy dạy trực tiếp của cáchoàng tử. Đến năm 1370, Chu Văn AnHọc trò của Khổng Tử đông tới ba ngànngười, nhưng bậc cao hiền được 72 người,trong đó có Nhân Hồi (Nhan Tử), Tằng Sâm(Tăng Tử) là giỏi hơn cả. Sau khi Khổng Tửmất, Tăng Tử chép lời thầy soạn ra sách Đạihọc, các học trò ghi chép lời nói của thầy soạnra sách Luận ngữ. Đến cháu của Khổng Tử làTử Tư soạn ra sách Trung Dung. Cách đờiKhổng Tử 110 năm lại có Mạnh Tử soạn rasách Mạnh Tử. Từ đó, đạo Nho ngày càngtruyền bá rộng rãi.(2)Tứ phối, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử.(3)ĐVSKTT (1993), tập 1, Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội, tr. 275.(4)ĐVSKTT (1971), tập 2, quyển 5, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội, tr. 14.(5)ĐVSKTT, tập 2, quyển 5, sđd, tr. 25. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: