Văn phân tích lớp 12: Một người Hà Nội và phong cách của Nguyễn Khải.
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn phân tích lớp 12: Một người Hà Nội và phong cách của Nguyễn Khải.Một người Hà Nội và phong cách của Nguyễn KhảiI) Tác giả:- Nguyễn Khải là người trải nghiệm nhiều , thời niên thiếu đầy éo le hình thành đặc điểmriêng trong tính cách và sáng tác của nhà văn: nhẫn nhịn, tỉnh táo, sắc sảo, hiểu đời, hiểungười, già dặn, suy tư.- Tác phẩm chính: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Cha và Con và… (tiểu thuyết, 1979),Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004)…- Đặc điểm sáng tác:• Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dântộc hơn nửa thế kỉ.• Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con ngườiTrước 1978: cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều; luôn khai tháchiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, ta – địch, tốt – xấu… => khẳng định xuthế vận động (từ bóng tối ra ánh sáng) của cuộc sống mới, con người mới.Ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo.Sau 1978: Cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầyđổi thay nhưng cũng đầy hương sắc => chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội.Lấy việc khám phá con người làm trung tâm => con người cá nhân trong cuộc sống đờithường => nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, giađình và sự tiếp nối thế hệ => khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp củacuộc sống và con người hôm nay. Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng,nhiều suy nghiệm.- Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng thángTám năm 1945.II) Tác phẩmMột người Hà Nội tiêu biểu cho các sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau 1978.Hình tượng nhân vật cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của văn hoá Hàthành.Ý nghĩa nhan đề:Nhan đề tác phẩm như kết lắng lại những suy tư của tác giả về bà Hiền - một người HàNội tiêu biểu trong những người Hà Nội. Trong mắt nhìn của tác giả, bà Hiền là biểutượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hômnay. Nhân vật này không chỉ hiện lên với tư cách một cá thể, một con người cụ thể màcòn chính là tinh túy, là giá trị muôn đời của Hà Nội, là một di sản văn hóa sống động củađất kinh kì.Đồng thời, khi truyện ngắn này được đưa vào tập truyện Hà Nội trong mắt tôi (1995),nhan đề vừa gợi một biểu tượng về Hà Nội, kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừathể hiện những suy tư của tác giả về con người, tính cách, lối sống Hà Nội trước nhữngbiến thiên của lịch sử.Nhân vật cô Hiền- Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.- Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao durộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.- Quan hệ với người kể chuyện xưng “tôi”: chị em đôi con dì ruột với mẹ già.- Được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Trước mỗi thời điểm khácnhau, nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện nét cá tính đặc biệt, nhất quán:Năm 1955:• Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”.• Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại:>>> Chủ yếu: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đấtkhác” => sự gắn bó máu thịt với Hà thành.Kháng chiến chống Mĩ: yêu thương lo lắng cho con nhưng không hề ngăn cản con nhậpngũ• Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì taokhông muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” =>Nhận thức sâu sắc.• Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng khôngngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là mộtcách giết chết nó”=> “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác(…), vuilẻ thì có hay hớm gì” => Ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của một người phụ nữ ViệtNam yêu nước, một người mẹ nhân hậu, vị tha.Năm đầu Hà Nội vừa giải phóng• Bối cảnh:>>>Tâm lí không đồng nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội- chưa thật vui?• Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” => trong khi quántính số đông vẫn còn phân biệt người cách mạng như những anh hùng trở về thì cô Hiềndường như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hàng với “Tôi” => quan hệ bền vững, khôngchịu bất cứ sự va đập, biến thiên nào của thời cuộc => biết nhận chân giá trị, biết nhìnvào bản chất của vấn đề, để không bao giờ bị mê muội.• Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” => phản ứng:>>> Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => tỉnh táo,sáng suốt, nhạy bén với hiện thực.>>> Nhận xét thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm với “người cách mạng” - nhân vật“tôi”: Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá ….=> t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Một người Hà Nội Tác giả Nguyễn Khải Văn mẫu lớp 12 Ngữ văn lớp 12 Bài văn mẫu lớp 12 Văn mẫu chọn lọc lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 315 0 0 -
4 trang 160 0 0
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 75 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
16 trang 54 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0 -
Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
21 trang 41 0 0 -
Cảm nghĩ về tác phẩm Một người Hà Nội
11 trang 39 0 0 -
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
21 trang 36 0 0 -
Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
5 trang 34 0 0 -
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
5 trang 33 0 0 -
Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ'
21 trang 29 0 0 -
Phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân
10 trang 29 0 0 -
Một số mở bài nâng cao Nghị luận văn học 12
13 trang 28 0 0 -
Phân tích niềm vui sướng khi giác ngộ lý tưởng của Đảng qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
5 trang 28 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh nắm lá ngón
24 trang 28 0 0 -
Phân tích bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
14 trang 28 0 0 -
182 trang 27 0 0