Thông tin tài liệu:
I.MỤC TIÊU:Kiến thức: - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên vân, chức năng từng bộ phận của nó. - Mô tả được sự tạo thành ảnh của kính thiên văn. - Lập được công thức xác định độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. Kĩ năng: - Nhận dạng kính thiên văn quang học. - Vẽ ảnh qua kính thiên văn. - Giải các bài tập liên quan đến kính thiên văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 34. KÍNH THIÊN VĂN Bài 34. KÍNH THIÊN VĂN I. MỤC TIÊU:Kiến thức: - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên vân, chức năng từng bộ phận của nó. - Mô tả được sự tạo thành ảnh của kính thiên văn. - Lập được công thức xác định độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.Kĩ năng: - Nhận dạng kính thiên văn quang học. - Vẽ ảnh qua kính thiên văn. - Giải các bài tập liên quan đến kính thiên văn. II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: 1. Phấn màu, thước kẻ. 2. Kính thiên văn. 3. Chuẩn bị phiếu:Phiếu học tập 1 (PC1)- Nêu công dụng của kính thiên văn.- Nêu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận của kính thiên văn.TL1:- Công dụng của kính thiên văn là: hỗ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rấtxa bằng cách tăng góc trông.- Cấu tạo va chức năng các bộ phận của kính thiên văn: + Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Nó có tác dụng tạo ra ảnhthật của vật tại tiêu điểm của vật kính. + Thị kính là một kính lúp, có tác dụng quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vaitrò như một kính lúp. + Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được.Phiếu học tập 2 (PC2)- Trình bày về sự tạo ảnh qua kính thiên văn.TL2:- Vật cần quan sát ở ra xa qua vật kính cho ảnh thật hiện lên ở tiêu điểm. Quathị kính ta thu được một ảnh ảo có góc trông tăng lên đáng kể.Phiếu học tập 3 (PC3)- Thành lập công thức độ bội giác ảnh qua kính thiên văn.TL3:- Ta có tgα0 = A’B’/ f1; tgα = A’’B’’/( | d’2 | + l) nên có: G =[A’’B’’/( | d’2 | +l)]/[ A’B’/ f1] =(A”B”/ A’B’)(f1/( | d’2 | + l) Đ G k2 d 2 lPhiếu học tập 4 (PC4)- Lập công thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.TL4: f1- Ta có tgα0 = A’B’/ f1; tgα = A’B’/f2 G f2Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong1. Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa;B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn;C. Thị kính là một kính lúp;D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.2. Chức năng của thị kính ở kính thiên văn làA. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.3. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ởA. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính.C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính.4. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảngcách giữa vật kính và thị kính bằngA. tổng tiêu cự của chúng. B. hai lần tiêu cự của vật kính.C. hai lần tiêu cự của thị kính. D. tiêu cự của vật kính.5. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vàoA. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêuđiểm vật của thị kính.6. Khi một người mắtn tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xaqua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng?A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính;B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính;C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính;D. Ảnh của hệ kính nằm ở tiêu điểm vật của vật kính.7. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Mộtngười mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa quakính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính làA. 170 cm. B. 11,6 cm. C. 160 cm. D. 150 cm.8. Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn vậtkính có tiêu cự 6 cm, thị kính có tiêu cự 90 cm trong trạng thái không điều tiếtthì độ bội giác của ảnh là D. chưa đủ dữ kiện để xácA. 15. B. 540. C. 96.định.9. Một người phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kínhthiên văn là 88 cm để ngắm chừng ở vô cực. Khi đó, ảnh có độ bội giác là 10.Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt làA. 80 cm và 8 cm. B. 8 cm và 80 cm.C. 79,2 cm và 8,8 cm. D. 8,8 cm và 79,2 cm.10. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5 cmđang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sátvật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì ...