Danh mục

Vât lý 12 Phân ban: CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MÁY BIẾN THẾ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.47 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I- MỤC TIÊU Hiểu và giải thích được mạch chỉnh lưu một nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì dùng điôt bán dẫn. Biết công dụng của máy biến thế, hiểu và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy. Biết cách sử dụng thành thạo công thức về máy biến thế Hiểu được vì sao phải nâng hiệu điện thế khi tải điện đi xa. Biết tính công thức hao phí khi truyền tải điện. II- CHUẨN BỊ Giáo viên - Bộ chỉnh lưu tương tự Hình 27.1 và 27.2 SGK với dao động kí điện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vât lý 12 Phân ban: CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MÁY BIẾN THẾ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MÁY BIẾN THẾ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNGI- MỤC TIÊU Hiểu và giải thích được mạch chỉnh lưu một nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì dùng điôt bán dẫn. Biết công dụng của máy biến thế, hiểu và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy. Biết cách sử dụng thành thạo công thức về máy biến thế Hiểu được vì sao phải nâng hiệu điện thế khi tải điện đi xa. Biết tính công thức hao phí khi truyền tải điện.II- CHUẨN BỊGiáo viên - Bộ chỉnh lưu tương tự Hình 27.1 và 27.2 SGK với dao động kí điện tử. - Tranh vẽ phóng to Hình 27.1 * và 27.2 * SGK. - Máy biến thế có nhiều cuộn dây tương tự Hình 27.3 * SGK. - Bộ TN như hình 27.4 SGK. - Tranh vẽ phóng to Hình 27.5 * SGK. Hình 27.1 Đồ thị dòng điện xau chỉnh lưu nửa chu kìHọc sinh - Đặc tính dẫn điện của điôt bán dẫn. - Định luật cảm ứng điện từ.III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1. Nội dung bài này gồm những kiến thức gắn chặt với thực tế đời sống và kĩ thuật.Những vấn đề chỉnh lưu, biến thế, truyền tải điện đều là những nhu cầu cấp thiết,thường gặp trong đời sống hiện nay của đại đa số nhân dân. V ì vậy, khi tổ chứchoạt động dạy – học cũng cần thể hiện rõ sự gắn kết ấy.2. Trong phần chỉnh lưu, nên sử dụng tranh vẽ phóng to để HS dễ phân tích, có bútmàu để ghi chiều dòng điện qua mỗi điôt. Nếu có dao động kí điện tử, hoặc cácgiải pháp thay thế như gợi ý đầu chương thì hiệu quả sư phạm tăng lên nhiều.3. Nên cho HS thao tác đo lường trên máy biến thế thật như Hình 27.3 và 27.4SGK. Có thể mời một HS thao tác trước lớp rồi phát biểu nhận xét để các HS khácbổ sung.Nếu không thể có máy biến thế thật thì phải có tranh phóng to của Hình 27.3 và27.4. Tranh này nên bọc bằng nilon trong suốt để có thể dùng bút viết bảng vẽthêm các đường nét ở bên ngoài. Giải pháp này giúp các em được tiếp cận kiếnthức gần với thực tế hơn.4. Nội dung giới thiệu về các loại nhà máy phát điện thì có thể dành cho HS tự đọc.5. Nên phóng to Hình 27.10 SGK (hoặc dùng máy chiếu) để có thể hướng dẫn tìmhiểu, thảo luận. Trong hình này có khá nhiều vấn đề lí thú có thể gợi ý HS tự tìmhiểu thêm. §29 – 30. THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH TRỞ KHÁNG VÀ MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀUI- MỤC TIÊU Thông qua hoạt động thực hành theo nhóm, mỗi HS cần đạt được các yêucầu sau : Biết cách xác định các loại trở kháng của mạch xoay chiều bằng thực nghiệm, hiểu ý nghĩa thực tế của các loại trở kháng. Dùng được dao động kí điện tử, máy phát âm tần và các dụng cụ đo điện xoay chiều thông thường để làm thực nghiệm. Bằng thực nghiệm, củng cố kiến thức về cộng hưởng, liên hệ giữa cộng hưởng trong dao động điện với dao động c ơ. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích lựa chọn phương án TN. Biết phối hợp hành động trong việc học và hành với tập thể nhóm nhỏ.II- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Tùy theo điều kiện trang thiết bị hiện có của trường mà có thể vận dụng cáccách tổ chức nhóm khác nhau sao cho hiệu quả. Ví dụ : - Nếu có nhiều dao động kí và máy phát… thì 50% số nhóm làm phương án1, còn 50% làm phương án 2 rồi thảo luận chung. Nếu HS giỏi thì có thể đảo phương án sau nửa thời gian để mỗi HS đều làmcả hai phương án. - Nếu ít thiết bị thì chỉ một nhóm làm phương án 1, các nhóm còn lại làmphương án 2. Khi thảo luận chung nên vẽ to kết quả của nhóm 1 rồi gắn trên bảngđể cả lớp cùng phân tích. - GV hướng dẫn HS làm nhanh phương án 1 ngay trên bàn GV để cả lớpquan sát được, sau đó các nhóm đều làm phương án 2. Về thao tác theo phương án 1, nên có hình vẽ mạch điện cho từng bước đểGV và HS dễ theo dõi và thực hiện.

Tài liệu được xem nhiều: