Thông tin tài liệu:
Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung : + Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi . + Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vật lý 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNGI. MỤC TIÊU :- Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung : + Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi . + Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.- Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.II. TRỌNG TÂM :* Nắm được sự nở vì nhiệt của chất lỏng .* Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .III. CHUẨN BỊ :- Một bình thủy tinh đáy bằng. - Một ống thủy tinh thẳng có thành dày.- Một nút cao su có đục lỗ. - Một chậu thủy tinh hoặc nhựa.- Nước, rượu có pha màu. - Một phích nước nóng.- Một chậu nước thường. - Tranh vẽ hình 19.3 SGK / 60.IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn ? ( + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ). - BT 18.3 1. C. Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thủy tinh. 2. Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần. - BT 18.4 Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít cản trở, tránh sự hư hỏng tôn. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huốnghọc tập.@. Khi đun nóng một ca nước đầy thìnước có tràn ra ngoài không ? I. Thí nghiệm. SGK / 60* Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm xemnước có nở ra khi nóng lên không ?@. Hướng dẫn dụng cụ thí nghiệm nhưhình 19.1, 19.2 / 60 – Theo dõi h/s làmthí nghiệm – điều kiển việc thảo luận ởlớp. Khi đặt bình cầu vào chậu nướcnóng thì mực nước trong ống thủy tinhnhư thế nào ?. Quan sát hiện tượng và trả lời câuhỏi.+ C1 : Hiện tượng gì xảy ra với mựcnước trong ống thủy tinh khi ta đặtbình vào chậu nước nóng ? ( Mựcnước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra).. Dự đoán câu 2 : Nếu ta đặt bìnhcầu vào nước lạnh thì mực nước trongống thủy tinh như thế nào ? ( Mựcnước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại). H/s làm thí nghiệm kiểm chứng lạivà rút ra kết luận.* Hoạt động 3 : Chứng minh các chấtlỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .@. Hướng dẫn h/s quan sát về sự nở vì II. Kết luận.nhiệt của các chất lỏng khác nhau vàrút ra nhận xét. Tại sao lượng chất lỏng trong cả 3bình phải như nhau ? và 3 bình lại - Chất lỏng nở ra khi nóng lên,nhúng vào cùng 1 chậu nước nóng ? co lại khi lạnh đi.Vậy các chất lỏng khác nhau , sự nở vì - Các chất lỏng khác nhau nởnhiệt có giống nhau không ? (khác vì nhiệt khác nhau.nhau ).* Hoạt động 4 : Rút ra kết luận .+ C 4 a/ Thể tích nước trong bình tăngkhi nóng lên, giảm khi lạnh đi. b/ Các chất lỏng khác nhau nở vìnhiệt không giống nhau. Vậy chất lỏng nở ra ( co lại ) khi nào ? Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?* Hoạt động 5 : Vận dụng ( củng cố ) 1. Củng cố : - Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - C 5 : Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? ( Vì khi bị đun nóng , nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài ). - C 6 : Để tránh tình trạng nắp bập ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt ( vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra ). - Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. - BT 19.1 C .Thể tích của chất lỏng tăng. 2. Dặn dò : - Học bài. - BT 19.2 19.6 / 23 ; 24 ( GV hướng dẫn BT về nhà ) - Tại sao khi đặt bong bóng ngoài nắng thì dễ bị bể ? - Đọc phần có thể em chưa biết SGK / 61. Chuẩn bị bài tiếp theo. V. RÚT KINH NGHIỆM :-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------