Danh mục

Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới - Trương Xuân Trường

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa ở và ngôi nhà của người dân Việt Nam, nhà ở của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong cơ chế thị trường là những nội dung chính trong bài viết "Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới". Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới - Trương Xuân TrườngXã hội học, số 3 - 1997 67 Về một số biến đổi chuẩn mực văn hoá xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Đổi mới TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNGI. Văn hoá ở và ngôi nhà người nông dân Việt Nam. Có một nền văn hoá Việt Nam mang đậm bản sắc của một dân tộc canh tác lúa nước.Nền văn hoá âý được kiến tạo và phát triển sau luỹ tre đã hàng ngàn năm với người nông dâncần cù cày ruộng, chống ngoại xâm và lưu truyền nòi giống. Người ta đã chứng minh rằngngôi nhà – khu ở của những người nông dân ấy từ xa xưa đã là một đơn vị sinh thái hoànchỉnh. Trong đó con người được thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức độ cần thiết.Ngoài ý nghĩa cư trú, sinh tồn thì khu ở - ngôi nhà còn là nơi tái sản xuất đời sống vật chất,tinh thần, là biểu tượng của nòi giống, biểu tượng của danh dự và sự thành đạt nói chung đãvậy, với người nông dân Việt Nam lại càng như vậy. Vì vậy đã từ lâu thực sự có một nền vănhoá ở như là một sự kết tinh những quan hệ gia đình, thân tộc, làng xóm và cao hơn là cả xãhội. Chúng tôi cho rằng trong ba thành tố tượng trưng cho thiết chế xã hội phong kiến là nhà -làng - nước, thì yếu tố nhà là cơ sở quan trọng nhất. Điều đáng chú ý là nhà, không chỉ đơnthuần là gia đình mà còn mang những biểu trưng khác thuộc về nơi ở - ngôi nhà. Trong bàiviết này chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu nhà ở của người nông dân theo tinh thần đó. Quả thật trong lịch sử nhà ở - nơi cư trú chiếm hầu hết các hoạt động sống của ngườinông dân. Nếu cho rằng người nông dân quan hệ với ruộng đồng là quan hệ sản xuất, quan hệvới làng xóm, họ tộc là quan hệ xã hội mở rộng thì riêng nơi ở đã là một xã hội thu hẹp. Ngaynơi ở đã có quan hệ sản xuất với sự phân công lao động xã hội cụ thể, chặt chẽ và mối quanhệ giữa các thành viên gia đình cũng theo những định chế nghiêm ngặt. Rất có lý khi có nhànghiên cứu nhận xét rằng: Nhà ở của người nông dân Việt Nam trong lịch sử là biểu tượngcủa nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp, là biểu tượng của chế độ gia trưởng, phụ quyền (1) .Vì thế văn hoá tiểu nông, văn hoá gia trưởng cũng bộc lộ và được thể hiện ở ngôi nhà – nơi ởcủa người nông dân. Nhà ở - nơi ở là nơi sản xuất và tái sản xuất một phần của cải vật chất, tái tạo ra conngười và cao hơn là xã hội hoá con người. Tất cả các chức năng của gia đình như kinh tế, duytrì nòi giống, xã hội hoá, anh ninh và bảo hiểm cá nhân… đều được thể hiện trong kết cấu khuở - ngôi nhà của người nông dân truyền thống. Sự bộc lộ và thể hiện tự nhiên các nét bản sắc văn hoá trước hết được phản ánh trongsự xây dựng, kết cấu và bài trí nơi cư trú. Đó là chất liệu, quy mô, là kiểu dáng, hướng nhà, làsự sắp xếp phân biệt giữa nhà chính, nhà ngang và nhà phụ, là đồ dùng vật dụng và sự sắp xếp(1) “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Tập II năm 1978. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn68 Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa......chúng. Tất cả những cách thức thể hiện ấy trở thành những chuẩn mực giá trị để suốt đời mộtngười nông dân và con cháu anh ta phải kế tục và phấn đấu. Nhà ở của người nông dân Việt Nam xa xưa do mức sống của họ khác nhau mà có thểlà nhà tranh vách đất, hoặc nhà xây mái ngói nhưng nhìn chung là thấp và nhỏ. Điều đó cómột phần do đời sống kinh tế, một phần thích ứng với miền đất nhiều bão gió của một vùngthiên nhiên khắc nghiệt. Đó là chưa nói đến trong lịch sử không ít triều đại phong kiến ra luậtcấm người dân thường không được xây nhà cao to như của vua quan. Kết cấu nhà ở của ngườidân thời trước thường là một gian hai chái, ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái. Con số lẻgian nhà phải chăng liên quan đến tín ngưỡng. Do người xưa nhận thức rằng trời dương, đấtâm, vì thế sô gian nhà là số lẻ mới thuận và hợp với đất là âm chăng? Người Việt Nam tronglịch sử rất chú trọng đến thế đất, hướng nhà và căn nhà chính, nơi có lập bàn thời gia tiên. Ởđây không nên đơn giản chỉ nghĩ đến yếu tố tín ngưỡng. Bởi lẽ như hướng nhà hay được chọnlà hướng đông – nam để tránh nóng mùa hè và tránh lạnh mùa đông, việc tôn xưng nhà chính,nơi có chỗ thờ phụng tổ tiên, thì ngoài yếu tố tín ngưỡng, còn là một giải pháp tâm lý như mộtbiểu hiện an bình, yên ổn và thành đạt của gia đình. Nơi ở của người Việt Nam thời trướcthường có nhà chính là to đẹp nhất, được đầu tư nhiều nhất trong tương quan với các loại nhàkia là nơi có gian chính thờ phụng tổ tiên, cũng là nơi sinh hoạt của gia trưởng và con trai, lànơi cất giữ những vật dụng có giá trị như thóc gạo… Nhà ngang thường là nơi của phụ nữ,nơi sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. Phụ nữ thường là liên hoàn của nhà bếp, chuồng lợn,trâu bò và thường cũ ...

Tài liệu được xem nhiều: