Danh mục

Về sự gắn kết giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 980.48 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã định danh một cách khái quát thế nào là giáo viên trẻ; những khó khăn họ đang phải trải qua trong trường phổ thông cũng như những nhu cầu cấp thiết họ cần được sự hỗ trợ từ trường sư phạm. Bài viết cũng đề cập đến những biện pháp để gắn kết giữa trường sư phạm với trường phổ thông trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về sự gắn kết giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0021Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 3-11This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VỀ SỰ GẮN KẾT GIỮA TRƯỜNG SƯ PHẠM VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRẺ Trương Thị BíchTrung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, sự gắn kết chặt chẽ giữa trường sư phạm và trường phổ thông là một trong những yếu tố quan trọng, không những có ý nghĩa trong quyết định chất lượng sản phẩm nhà giáo được đào tạo mà còn có ý nghĩa trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân giáo viên trong thời gian họ hành nghề giáo dục tại trường phổ thông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với đội ngũ giáo viên trẻ, những người mới từ môi trường đào tạo với tư cách là người học chuyển sang môi trường giáo dục với tư cách người dạy với rất nhiều những khó khăn hiện hữu. Bài viết đã định danh một cách khái quát thế nào là giáo viên trẻ; những khó khăn họ đang phải trải qua trong trường phổ thông cũng như những nhu cầu cấp thiết họ cần được sự hỗ trợ từ trường sư phạm. Bài viết cũng đề cập đến những biện pháp để gắn kết giữa trường sư phạm với trường phổ thông trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Giáo viên trẻ, phát triển nghề nghiệp, trường sư phạm, trường phổ thông, sự gắn kết.1. Mở đầu Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, coi phát triển độingũ nhà giáo là khâu then chốt, các trường đại học sư phạm cần đặt nhiệm vụ đào tạo và địnhhướng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ như là nhiệm vụquan trọng và được xây dựng trong lộ trình chiến lược phát triển của nhà trường. Theo đó, cáccơ sở đào tạo giáo viên cần gắn kết chặt chẽ với trường phổ thông trong việc triển khai nhiệmvụ đào tạo và bồi dưỡng này bởi nhà trường phổ thông chính là cơ sở giáo dục sử dụng sảnphẩm đào tạo của trường sư phạm, là địa chỉ khẳng định những ưu điểm, những bất cập củatrường sư phạm qua chất lượng của đội ngũ giáo viên được đào tạo từ trường. Nhận thức được ýnghĩa quan trọng của thực tiễn này, không ít các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và đã cónhững công trình nghiên cứu thực sự có giá trị trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viêncũng như hỗ trợ giáo viên nhất là giáo viên trẻ trong quá trình phát triển nghề nghiệp của họ ởtrường phổ thông. Công trình nghiên cứu của Thomas (2003) cho rằng trường phổ thông là nơi “tiêu thụ sảnphẩm” của trường sư phạm. Điều đó cho thấy quan hệ giữa trường phổ thông và trường sư phạmlà mối quan hệ cung - cầu [1]. Trong giai đoạn đào tạo ban đầu tại trường sư phạm để chuẩn bịcho sinh viên có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong hoạt động nghề ở trường phổthông, mối quan hệ giữa trường sư phạm và trường phổ thông được thiết lập bởi các hoạt độngNgày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.Tác giả liên hệ: Trương Thị Bích. Địa chỉ e-mail: bichnxbgd@gmail.com 3 Trương Thị Bíchtổ chức cho giáo sinh thực hành, kiến tập và thực tập sư phạm [2-3]. Việc học tập trong giaiđoạn tập sự của giáo viên mới vào nghề được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ học ở trường sưphạm với giai đoạn hành nghề như một giáo viên chính thức. Ở giai đoạn này giáo viên trẻ vẫnđang trong giai đoạn học “làm nghề giáo viên”. Học tập lúc này diễn ra đồng thời ở hai hìnhthức chính: (i) học qua kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ thực tế của người giáo viên ở nhàtrường dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm; (ii) học qua các lớp bồi dưỡng, tậphuấn định kì của địa phương hoặc của tổ chức có trách nhiệm với việc phát triển nghề nghiệpcho giáo viên trẻ mới vào nghề [4-5]. Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên trẻ ở các lớp học nàycó thể là các giảng viên các trường sư phạm, các chuyên gia bên ngoài nhà trường, các chuyênviên giáo dục (từ các cấp quản lí hay các trung tâm giáo dục – đào tạo). Để đưa ra các biện pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ, nhiều công trình đã nghiêncứu về thực trạng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, về khả năng đáp ứng yêu cầu thựctiễn giáo dục phổ thông của sinh viên năm cuối và giáo viên trẻ cũng như những đề xuất biệnpháp bồi dưỡng giáo viên trẻ ở môi trường giáo dục phổ thông [6-7]; đúc rút ra được nhữngk ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: