Danh mục

Về tập thơ 'Điêu tàn' của Chế lan Viên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách nay 73 năm, vào mùa thu 1937, tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên ra đời, trở thành một trong những hiện tượng nổi bật trong sự phát triển phong trào thơ mới (1932-1945) Ở sưu tập tư liệu Chế Lan Viên − Về tác gia và tác phẩm (Vũ Tuấn Anh biên soạn, Hà Nội: Nxb Giáo dục, 2000), về xuất xứ của tập thơ Điêu tàn và phản xạ của dư luận văn nghệ khi tập thơ này ra đời, tư liệu hãy còn rất mờ nhạt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về tập thơ “Điêu tàn” của Chế lan Viên Về tập thơ “Điêu tàn” của Chế lanViên: Vài nguồn tư liệu về dư luận khi tác phẩm ra đời Nhà thơ Chế Lan ViênCách nay 73 năm, vào mùa thu 1937, tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên rađời, trở th ành một trong những hiện tượng nổi bật trong sự phát triển phongtrào thơ mới (1932-1945)Ở sưu tập tư liệu Chế Lan Viên − Về tác gia và tác phẩm (Vũ Tuấn Anh biênso ạn, Hà Nội: Nxb Giáo dục, 2000), về xuất xứ của tập thơ Điêu tàn và ph ản xạcủa dư luận văn nghệ khi tập thơ này ra đ ời, tư liệu h ãy còn rất mờ nhạt.Hồi ức của Hoàng Diệp (in trong trong sưu tập kể trên) kể rằng các b ài thơtrong tập Điêu tàn được viết khi Chế Lan Viên đang là học trò trường Quốchọc Quy Nh ơn, tham gia hai nhóm văn thi sĩ ở Quy Nhơn khi đó là Thái Dươngvăn đoàn và Trường Th ơ Lo ạn. Khoảng nửa đầu năm 1937 hai người là HoàngDiệp và Ch ế Lan Viên từ Quy Nh ơn cùng gửi bản thảo thơ m ình ra nhà in MaiLĩnh ở Hà Nội.“Mùa thu 1937 hai tập Điêu tàn và Xác thu đã được gởi về trong cùng mộtthùng gỗ tại nhà ga Quy Nhơn. Hai chúng tôi đến tháo gỡ thùng sách ngay tạikho ga và nhìn k ỹ lại lần cuối cùng khuôn m ặt thật của m ình qua những tranggiấy còn thơm phức (loại giấy bouffant). Điêu tàn được tung ra thị trường”(sách dẫn trên, tr.590).Vẫn theo Hoàng Diệp th ì vì hai nhóm thi văn nói trên tại Quy Nh ơn không cócơ quan ngôn lu ận nào trong tay nên ngay tại đây Điêu tàn không gây đư ợctiếng vang. Cũng theo Hoàng Diệp, chính một sự ngộ nhận bất ngờ của nhà vănKhái Hưng trên báo Ngày nay ở Hà Nội, − ông này tưởng lầm Chế Lan Viênthực sự là thuộc giòng dõi Chế Bồng Nga − và lời khen ngợi của nhà văn nàyđối với tập thơ “đ ã đ em lại cho Điêu tàn sự vinh quang ngoài tưởng tượng”.(sách dẫn trên, tr. 590)Hồi ký Văn thi sĩ tiền chiến (Sài Gòn, 1970) của Nguyễn Vỹ cũng kể rằng tácgiả này từng gặp Chế Lan Viên vào năm 1936 và đã được tác giả cho xem tậpĐiêu tàn (có lẽ là ở dạng bản thảo, vì lúc đó tác giả chưa gửi ra Hà Nội đ ể xuấtbản) và Nguyễn Vỹ khi đó từng có ý định lúc trở ra Hà Nội sẽ viết giới thiệu tàinăng trẻ này.Rất tiếc, ngoài vài đo ạn hồi ức đã tóm tắt đó, ở sưu tập kể trên không thấy cóbài của Khái Hưng và của Nguyễn Vỹ, tức là không tỏ rõ đ ược rằng điều đượckể trong hồi ức kia là thực; ngo ài ra h ầu như không có gì khác của dư lu ận thờiđầu khi Điêu tàn mới ra đời. Đối với một tác gia có vai trò lớn trong nền vănchương chính thống đương đại như Chế Lan Viên, tình trạng làm tư liệu nh ưvậy cho thấy mức độ quan tâm sơ sài, tắc trách của giới nghiên cứu chínhngạch.Nhân đi tìm tài liệu theo một đề tài khác, tôi gặp được một số tài liệu liên quanđến Chế Lan Viên, đến sự tranh cãi trong dư luận xung quanh tập thơ Điêu tànkhi nó mới ra đời, trong dịp nhớ về 70 năm từ ngày xu ất hiện tập thơ này(1937), 90 năm sinh nhà thơ (1920), xin thu ật lại dưới đây, cũng là hé ra chonhững ai quan tâm thêm vài nguồn tư liệu m à nay vẫn còn kh ả năng tìm được.Tờ báo tôi vừa đọc lại là tờ Bắc Hà, một tuần báo xuất bản từ 1935 đến 1938 ởHà Nội, qua nhiều lần chuyển đổi thành ph ần toà soạn và bộ biên tập.Với tờ báo này, tất nhiên Ch ế Lan Viên chỉ là cộng tác viên góp mặt từ xa.Qua đôi dòng tiểu sử mà các so ạn giả cuốn Thi nhân Việt Nam 1932-1941 dànhcho tác giả Chế Lan Viên, ta được biết cho đến khi đó (cho đến khi sách cuảHoài Thanh và Hoài Chân được biên soạn và xuất bản ở Huế năm 1942), nh àthơ trẻ đ ã từng đăng thơ trên các báo Tin văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ,Trong khuê phòng, Người mới; không th ấy nói đến tờ Bắc Hà. Song việc ChếLan Viên có tác ph ẩm trên tờ tuần báo này là sự việc có thật.Có lẽ tác giả n ày xu ất hiện lần đầu trên tuần báo Bắc Hà ở Hà Nội là ở số 9 rangày 3/10/1936, bút danh chỉ gồm hai từ Lan Viên, với hai b ài thơ: Trưa hè ởQuy Nhơn và Rùng rợn. Bài thứ hai rõ ràng là thuộc đề tài của Điêu tàn songvề sau không thấy trong tập thơ ấy ở dạng sách in:Trong tháp sầu gạch rơi:Giật mình, trong bóng tối,Khách lặng nhìn, tự hỏi:“Tay ai động tháp Hời?”Tuần báo Bắc Hà khi ấy do Trần Đình Kim (tức Trần Huyền Trân) điều khiển,toà so ạn đặt ở 17 Cao Đắc Minh (có lúc còn gọi là Hậu Giám hoặc Văn Miếu).Sau hai bài thơ trên, Lan Viên còn có văn xuôi đăng trên tuần báo này; đó làcác bài văn ngắn mang tên Hồn thu (đăng số 11, ra ngày 19/10/1936), Ngày sau(đăng số 15, ra ngày 19/11/1936) và truyện vui mang tên Nhuận bút (đăng số18, ra ngày 7/1/1937).Sau thời gian trên, Bắc Hà đổi trụ sở đến 57 phố Huế, Hà Nội và người quản lýlà Nguyễn Cao Nhạc. Trong khoảng hai tháng tồn tại của toà so ạn này, LanViên xuất hiện một lần với bài thơ Nắng mai, ký tên Chế Lan Viên (đăng số 9,ra ngày 5/6/1937); bài thơ này về sau sẽ có mặt với đúng tên gọi ấy trong tậpĐiêu tàn.Rồi tuần báo Bắc Hà lại đổi chủ và đổi to à soạn nữa, từ 18/9/1937 trở về tayhai ông chủ sáng lập là Bùi Đình Tiến và Bùi Đức Dậu, trở lại là tuần báothương m ại và kỹ nghệ, ...

Tài liệu được xem nhiều: