Danh mục

VẾT THƯƠNG LỒNG NGỰC (PENETRATING CHEST TRAUMA) - Phần 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suy hô hấp nghiêm trọng, bệnh nhân hoảng sợ. - tim nhịp nhanh, hạ huyết áp, các tĩnh mạch cổ căng phồng. - tiếng thở biến mất, tăng vang âm (hyperresonance) lúc ấn chẩn, khí quản bị lệch về phía đối diện. - chẩn đoán bằng lâm sàng, và không nên xác nhận chẩn đoán bằng Xquang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẾT THƯƠNG LỒNG NGỰC (PENETRATING CHEST TRAUMA) - Phần 1 VẾT THƯƠNG LỒNG NGỰC (PENETRATING CHEST TRAUMA) Phần 1 1/ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TĂNG ÁP ĐƯỢC CHẤN ĐOÁNNHƯ THẾ NÀO ? - suy hô hấp nghiêm trọng, bệnh nhân hoảng sợ. - tim nhịp nhanh, hạ huyết áp, các tĩnh mạch cổ căng phồng. - tiếng thở biến mất, tăng vang âm (hyperresonance) lúc ấn chẩn, khíquản bị lệch về phía đối diện. - chẩn đoán bằng lâm sàng, và không nên xác nhận chẩn đoán bằng X-quang. 2/ ĐIỀU TRỊ CỦA TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TĂNG ÁP ? Mở ngực bằng kim (needle thoracostomy) vừa để chẩn đoán vừa điềutrị. Tiếp theo nên đặt một ống dẫn lưu ngực (thoracostomy tube). 3/ TẠI SAO DẪN LƯU HOÀN CHỈNH MỘT TRÀN MÁUMÀNG PHỐI CHẤN THƯƠNG LÀ QUAN TRỌNG ? Các biến chứng của tràn máu màng phổi không được dẫn lưu gồm cóphổi xơ hóa (fibrothorax), với hậu quả là mất thể tích phổi, và tràn mủ màngphổi (nhiễm trùng của máu còn đọng lại). 4/ KỂ 4 TÌNH HUỐNG TRONG ĐÓ CÁC ỐNG DẪN LƯUNGỰC NÊN ĐƯỢC ĐỂ LẠI NƠI BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG 1. Toàn bộ dịch dẫn lưu trong 24 giờ hơn 100 ml. 2. Tái phát tràn khí màng phổi mặc dầu water seal. 3. Bệnh nhân vẫn còn dưới thông khí áp lực dương. 4. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về sự cần thiết của ống dẫn lưu. Để cácống dẫn lưu ngực quá lâu an toàn hơn rút chúng ra quá sớm. 5/ VỊ TRÍ CƠ THỂ HỌC ĐẶT ỐNG DẪN LƯU NGỰC ? Ở đường nách giữa (midaxillary line), trên mức núm vú (tránh gâythương tổn cơ hoành), đưa ống vào hướng về phía đỉnh và phía sau. Mộtđường hầm dưới da (subcutaneous tunnel) là không cần thiết, gây đau đớn,và không làm giảm tỷ lệ mắc phải những nhiễm trùng trong ngực. 6/ MỘT ỐNG DẪN LƯU NGỰC CÓ NÊN ĐƯỢC ĐẶT VÀOMỘT LỖ ĐẠN THẤY RÕ Ở KHOANG GIAN SƯỜN BÊN THỨ TƯ ? Không. Ống dẫn lưu có thể theo đạn đạo vào cơ hoành hay phổi. 7/ NÊU 3 LÝ DO TẠI SAO SAU KHI ĐẶT ỐNG DẪN LƯUNGỰC CHỤP X QUANG LÀ QUAN TRỌNG 1. Đánh giá lượng máu còn sót lại trong ngực là bao nhiêu. 2. Tìm kiếm một tràn khí màng phổi sót (residual pneumothorax) 3. Kiểm tra ống dẫn lưu được đặt. Đến 1 L máu có thể khó thấy được nơi phim ngực của một bệnh nhânnằm ngửa. 8/ NẾU ỐNG DẪN LƯU NGỰC BỊ BỊT BỞI CỤC MÁU ĐÔNG,NÊN PHẢI LÀM GÌ ? Đặt một ống dẫn lưu thứ hai. Dội nước (flushing) hay lấy máu đông đibằng Foley catheter có khả năng gây nhiễm trùng hơn. 9/ ỐNG DẪN LƯU ĐƯỢC LẤY ĐI NHƯ THẾ NÀO ? - Bảo bệnh nhân hít vào tối đa, rồi kéo ống dẫn lưu ra một cách nhanhchóng trong khi đồng thời giữ gạc vaseline trên vết xẻ. Chụp phim tư thếthẳng đứng nên được thực hiện ngay và lập lại trong 12 giờ. 10/ ỐNG DẪN LƯU NGỰC NÊN ĐUỢC LẤY ĐI TRONG LÚCTHỞ VÀO SÂU HAY THỞ RA SÂU ? Không quan trọng. 11/ VAI TRÒ CỦA DỰ PHÒNG KHÁNG SINH VỚI ỐNG DẪNLƯU NGỰC ? Duyệt xét các công trình nghiên cứu cho thấy rằng các kháng sinh dựphòng được dùng trong trường hợp chấn thương xuyên làm giảm nhữngnhiễm trùng trong ngực. Vai trò của kháng sinh dự phòng trong chấn thươngđụng dập không rõ ràng. Hầu hết các nhà giải phẫu đều cho kháng sinh. 12/ THỜI GIAN DỰ PHÒNG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI CHẤNTHƯƠNG NGỰC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BỞI ỐNG DẪN LƯU NGỰC ? Một liều duy nhất cũng tốt như phòng ngừa kéo dài. 13/ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁT TRIỂN TRÀN MŨMÀNG PHỐI SAU KHI ĐẶT ỐNG DẪN LƯU NGỰC ? - Kỹ thuật tồi. - Tràn máu màng phổi còn sót (residual hemothorax) - Khoảng thời gian đặt ống ngực (thoracostomy tube) - Thương tổn cơ hoành và sự ô nhiễm nặng phúc mạc - Thiếu dự phòng kháng sinh. 14/ CÓ PHẢI TẤT CẢ NHỮNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỐI NHỎĐỀU CẦN ỐNG DẪN LƯU NGỰC ? Nhiều tràn khí màng phổi nhỏ (20%) không cần phải dẫn lưu. Tuynhiên nếu bệnh nhân đòi hỏi thông khí cơ học, sự hiện diện của bất cứ trànkhí màng phổi nào là một chỉ dấu mạnh cho việc đặt ống dẫn lưu ngực.Không đặt ống dẫn lưu ngực có thể dẫn đến tràn khí màng phối dưới áp lực. 15/MỘT TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI ĐƯỢC NGHI NGỜ NHƯNGKHÔNG THẤY TRÊN PHIM NGỰC TƯ THẾ TRƯỚC SAU VÀ BÊN.CẦN XÉT ĐẾN NHỮNG PHIM CHỤP NÀO KHÁC ? - Phim chụp khi thở ra. Một tràn khí màng phổi thường được thấy tốtnhất trên phim chụp lúc thở ra. - Khi tràn khí màng phổi được nghi ngờ, một phim ngực chụp lúc thởra hết sức (in full expiration) là lý tưởng bởi vì thể tích không khí được thugiảm trong phổi mang lại một sự tương phản tốt hơn giữa không khí trongxoang phế mạc và nhu m . 16/ BAO NHIỀU DỊCH CẦN TÍCH TỤ TRONG XOANG PHẾMẠC TRƯỚC KHI CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC TRÊN PHIM NGỰCCHỤP NẰM HAY ĐỨNG THẲNG ? - 200 đến 300 ml. - Một tràn máu màng phổi, nơi một phim ngực ở tư thế đứng thẳng, cóthể được chẩn đoán bởi sự xóa của góc sườn-hoành (costophrenic angle)(đòi hỏi sự hiện diện của 300-400 ml máu). Ở bệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: