[Vi Sinh Học] Giáo Trình Vi Sinh Đại Học - Ts.Đặng Thị Hoàng Oanh phần 10
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 317.54 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Điều kiện bắt buộc của một chất sinh miễn dịch Một chất muốn có tính sinh miễn dịch phải đạt ba tiêu chuẩn: tính lạ, khối lượng phân tử lớn và cấu trúc đủ phức tạp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Vi Sinh Học] Giáo Trình Vi Sinh Đại Học - Ts.Đặng Thị Hoàng Oanh phần 10Điều kiện bắt buộc của một chất sinh miễn dịchMột chất muốn có tính sinh miễn dịch phải đạt ba tiêu chuẩn: tính lạ, khối lượng phân tửlớn và cấu trúc đủ phức tạp. Nếu thiếu một trong ba tiêu chuẩn này thì cũng phải gắn vớichất mang để làm tăng khối lượng phân tử hoặc có mức độ phức tạp về cấu trúc.- Tính lạ: Chất được coi là kháng nguyên trước hết phải là một chất lạ với cơ thể vì bình thường cơ thể không đáp ứng bảo vệ với các chất của bản thân. Chất càng lạ thì khả năng kích thích tạo kháng thể càng mạnh.- Khối lượng phân tử: Nhìn chung kháng nguyên có khối lượng phân tử >10000 dalton. Nếu nhỏ hơn thì thường không có tính sinh miễn dịch. Từ 1000 đến 6000 dalton như trường hợp của insulin thì có thể có hoặc không có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch.- Cấu trúc phân tử phức tạp: Một chất có tính sinh miễn dịch phải là chất có cấu trúc hóa lý phức tạp. Các chất có cấu trúc càng phức tạp thì tính sinh miễn dịch càng cao.Tính đặc hiệu của kháng nguyênSự liên kết giữa kháng nguyên với kháng thể hay giữa kháng nguyên với tế bào limpholuôn mang tính đặc hiệu cao, nghĩa là phải luôn khớp với nhau như khóa với chìa. Khángthể hay tế bào limpho không phải liên kết với toàn bộ phân tử kháng nguyên mà chỉ vớinhững phần nhất định của kháng nguyên, gọi là quyết định kháng nguyên hay epitop.Phần tương ứng với nói trên mỗi kháng thể gọi là vị trí kết hợp kháng nguyên hayparatop. Phần tương ứng với quyết định kháng nguyên nằm trên tế bào limpho gọi là thụthể. Mỗi epitop chỉ gắn đặc hiệu với một paratop của kháng thể và chỉ sinh ra một dòngkháng thể đặc hiệu. Một kháng nguyên có nhiều epitop khác nhau sẽ tạo thành nhiềudòng kháng thể khác nhau tương ứng với từng epitop.Kháng thểKháng thể là các globulin trong máu của động vật, có khả năng liên kết đặc hiệu vớikháng nguyên đã kích thích sinh ra nó và được gọi là kháng thể miễn dịch hay kháng thểđặc hiệu. Kháng thể chủ yếu được tìm thấy trong huyết thanh của động vật, do vậy huyếtthanh chứa kháng thể đặc hiệu kháng nguyên được gọi là kháng huyết thanh.Kháng thể cũng có thể được tìm thấy trong các thể dịch khác của cơ thể, như sữa. Nhữngkháng thể có sẵn trong sữa hay huyết tương của người và động vật trước khi có sự tiếpxúc với kháng nguyên được gọi là kháng thể tự nhiên hay kháng thể không đặc hiệu.Bản chất và tính chất của kháng thểKháng thể là γ -globulin có trong huyết thanh của người và động vật có vú. Bản chấtkháng thể là protein nên các tác nhân vật lý và hóa học như nhiệt độ, axit, kiềm... làmbiến tính protein thì cũng có thể phá hủy kháng thể. Hoạt tính của kháng thể phụ thuộcvào pH môi trường và nhiều yếu tố khác.Kháng thể thường được ký hiệu là Ig (Imumnoglobulin). Có 5 loại kháng thể Ig là IgG,IgA, IgM, IgD, và IgE. 99Cấu trúc của kháng thể miễn dịchTất cả các Ig đều có cấu trúc giống nhau. Điển hình như là IgG là kháng thể lưu hành phổbiến nhất chiếm 80% tổng số Ig trong huyết thanh người, có khối lượng phân tử 160.000.IgG chứa 4 chuỗi polipeptit. Hai chuỗi nhẹ (ngắn) kí hiệu là L và hai chuỗi nặng (dài) kíhiệu là H, được gắn với nhau bởi cầu disunphua (S-S). Trình tự axit amin ở kháng thểgiống hệt nhau theo từng đôi chuỗi nặng và từng đôi chuỗi nhẹ. Mỗi chuỗi nhẹ chứa 212axit amin, còn chuỗi nặng chứa khoảng 450 axit amin. Cả phân tử có cấu tạo đối xứng.Dưới tác dụng của enzim phân giải protein-papain phân tử được phân giải thành ba mảnhnhỏ. Hai mảnh nhỏ chứa toàn bộ chuỗi nhẹ cộng với nữa chuỗi nặng có đầu amin (NH2).Đây là nơi gắn với kháng nguyên và được gọi là đoạn Fab (từ chữ Fragment of antigenbinding). Mảnh còn lại là hai nữa có đầu carboxyl (COOH) của hai chuỗi nặng. Phần nàykhông gắn được với kháng nguyên nhưng có khả năng kết tinh nên gọi là phần Fc (từ chữFragment crystallizable).Như vậy phân tử IgG chứa hai vị trí kết hợp kháng nguyên do đó có hai hóa trị. Vị trí nàychiếm khoảng 1% diện tích bề mặt của IgG. Vị trí kết hợp kháng nguyên nằm ở phần nhỏphía đầu amin của hai chuỗi nặng và nhẹ. IgG cũng cón chứa một lượng nhỏ carbonhydrat, gồm chủ yếu là đường hexozơ và hexozamin. Carbon hidrat không liên quan đếnvị trí kết hợp kháng nguyên.Mỗi chuỗi nhẹ của IgG chứa hai vùng axit amin. Một vùng nằm ở phía đầu amin mà trật tựaxit amin có thể thay đổi gọi là vùng biến đổi. Vùng này. Vùng còn lại nằm ở phía đầucacboxyl có trật tự amin không thay đổi, gọi là vùng cố định. Trật tự axit amin vùng cố địnhcủa chuỗi nhẹ luôn giống nhau kể cả ở các IgG kết hợp với các kháng nguyên khác nhau. Sởdĩ như vậy vì ở phần cố định này chỉ có một trong hai kiểu trật tự axit amin: Trật tự lamda (γ)hoặc trật tự kappa (K). Một phân tử IgG chỉ chứa hoặc hai chuỗi nhẹ lamda hoặc hai chuỗinhẹ kappa mà không bao giờ chứa cả hai loại. Ngược lại, ở vùng biến đổi của chuỗi nhẹ, trậttự a ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Vi Sinh Học] Giáo Trình Vi Sinh Đại Học - Ts.Đặng Thị Hoàng Oanh phần 10Điều kiện bắt buộc của một chất sinh miễn dịchMột chất muốn có tính sinh miễn dịch phải đạt ba tiêu chuẩn: tính lạ, khối lượng phân tửlớn và cấu trúc đủ phức tạp. Nếu thiếu một trong ba tiêu chuẩn này thì cũng phải gắn vớichất mang để làm tăng khối lượng phân tử hoặc có mức độ phức tạp về cấu trúc.- Tính lạ: Chất được coi là kháng nguyên trước hết phải là một chất lạ với cơ thể vì bình thường cơ thể không đáp ứng bảo vệ với các chất của bản thân. Chất càng lạ thì khả năng kích thích tạo kháng thể càng mạnh.- Khối lượng phân tử: Nhìn chung kháng nguyên có khối lượng phân tử >10000 dalton. Nếu nhỏ hơn thì thường không có tính sinh miễn dịch. Từ 1000 đến 6000 dalton như trường hợp của insulin thì có thể có hoặc không có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch.- Cấu trúc phân tử phức tạp: Một chất có tính sinh miễn dịch phải là chất có cấu trúc hóa lý phức tạp. Các chất có cấu trúc càng phức tạp thì tính sinh miễn dịch càng cao.Tính đặc hiệu của kháng nguyênSự liên kết giữa kháng nguyên với kháng thể hay giữa kháng nguyên với tế bào limpholuôn mang tính đặc hiệu cao, nghĩa là phải luôn khớp với nhau như khóa với chìa. Khángthể hay tế bào limpho không phải liên kết với toàn bộ phân tử kháng nguyên mà chỉ vớinhững phần nhất định của kháng nguyên, gọi là quyết định kháng nguyên hay epitop.Phần tương ứng với nói trên mỗi kháng thể gọi là vị trí kết hợp kháng nguyên hayparatop. Phần tương ứng với quyết định kháng nguyên nằm trên tế bào limpho gọi là thụthể. Mỗi epitop chỉ gắn đặc hiệu với một paratop của kháng thể và chỉ sinh ra một dòngkháng thể đặc hiệu. Một kháng nguyên có nhiều epitop khác nhau sẽ tạo thành nhiềudòng kháng thể khác nhau tương ứng với từng epitop.Kháng thểKháng thể là các globulin trong máu của động vật, có khả năng liên kết đặc hiệu vớikháng nguyên đã kích thích sinh ra nó và được gọi là kháng thể miễn dịch hay kháng thểđặc hiệu. Kháng thể chủ yếu được tìm thấy trong huyết thanh của động vật, do vậy huyếtthanh chứa kháng thể đặc hiệu kháng nguyên được gọi là kháng huyết thanh.Kháng thể cũng có thể được tìm thấy trong các thể dịch khác của cơ thể, như sữa. Nhữngkháng thể có sẵn trong sữa hay huyết tương của người và động vật trước khi có sự tiếpxúc với kháng nguyên được gọi là kháng thể tự nhiên hay kháng thể không đặc hiệu.Bản chất và tính chất của kháng thểKháng thể là γ -globulin có trong huyết thanh của người và động vật có vú. Bản chấtkháng thể là protein nên các tác nhân vật lý và hóa học như nhiệt độ, axit, kiềm... làmbiến tính protein thì cũng có thể phá hủy kháng thể. Hoạt tính của kháng thể phụ thuộcvào pH môi trường và nhiều yếu tố khác.Kháng thể thường được ký hiệu là Ig (Imumnoglobulin). Có 5 loại kháng thể Ig là IgG,IgA, IgM, IgD, và IgE. 99Cấu trúc của kháng thể miễn dịchTất cả các Ig đều có cấu trúc giống nhau. Điển hình như là IgG là kháng thể lưu hành phổbiến nhất chiếm 80% tổng số Ig trong huyết thanh người, có khối lượng phân tử 160.000.IgG chứa 4 chuỗi polipeptit. Hai chuỗi nhẹ (ngắn) kí hiệu là L và hai chuỗi nặng (dài) kíhiệu là H, được gắn với nhau bởi cầu disunphua (S-S). Trình tự axit amin ở kháng thểgiống hệt nhau theo từng đôi chuỗi nặng và từng đôi chuỗi nhẹ. Mỗi chuỗi nhẹ chứa 212axit amin, còn chuỗi nặng chứa khoảng 450 axit amin. Cả phân tử có cấu tạo đối xứng.Dưới tác dụng của enzim phân giải protein-papain phân tử được phân giải thành ba mảnhnhỏ. Hai mảnh nhỏ chứa toàn bộ chuỗi nhẹ cộng với nữa chuỗi nặng có đầu amin (NH2).Đây là nơi gắn với kháng nguyên và được gọi là đoạn Fab (từ chữ Fragment of antigenbinding). Mảnh còn lại là hai nữa có đầu carboxyl (COOH) của hai chuỗi nặng. Phần nàykhông gắn được với kháng nguyên nhưng có khả năng kết tinh nên gọi là phần Fc (từ chữFragment crystallizable).Như vậy phân tử IgG chứa hai vị trí kết hợp kháng nguyên do đó có hai hóa trị. Vị trí nàychiếm khoảng 1% diện tích bề mặt của IgG. Vị trí kết hợp kháng nguyên nằm ở phần nhỏphía đầu amin của hai chuỗi nặng và nhẹ. IgG cũng cón chứa một lượng nhỏ carbonhydrat, gồm chủ yếu là đường hexozơ và hexozamin. Carbon hidrat không liên quan đếnvị trí kết hợp kháng nguyên.Mỗi chuỗi nhẹ của IgG chứa hai vùng axit amin. Một vùng nằm ở phía đầu amin mà trật tựaxit amin có thể thay đổi gọi là vùng biến đổi. Vùng này. Vùng còn lại nằm ở phía đầucacboxyl có trật tự amin không thay đổi, gọi là vùng cố định. Trật tự axit amin vùng cố địnhcủa chuỗi nhẹ luôn giống nhau kể cả ở các IgG kết hợp với các kháng nguyên khác nhau. Sởdĩ như vậy vì ở phần cố định này chỉ có một trong hai kiểu trật tự axit amin: Trật tự lamda (γ)hoặc trật tự kappa (K). Một phân tử IgG chỉ chứa hoặc hai chuỗi nhẹ lamda hoặc hai chuỗinhẹ kappa mà không bao giờ chứa cả hai loại. Ngược lại, ở vùng biến đổi của chuỗi nhẹ, trậttự a ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu sinh học Vi sinh học Vi sinh vật Microbiology & Microoganisms Virus học Vi khuẩn Xạ khuẩnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 313 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 237 0 0 -
9 trang 173 0 0
-
Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật - P11
7 trang 136 0 0 -
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 134 0 0 -
67 trang 94 1 0
-
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 80 0 0 -
96 trang 78 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 75 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p10
5 trang 55 0 0