VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 5
Hốt Tất Liệt khoe khoang rằng y đối đãi rất nồng hậu với những người chịu đến chầu, coi họ như con cái mà y có trách nhiệm thương yêu. Những sứ giả do y cử đến, đều nói lòng thương của y bao la như trời biển phủ khắp mọi nơi. Chúng thường dùng tới câu “Nhất thị đồng nhân”, tức đem lòng nhân từ ra mà thương yêu khắp hết mọi người như nhau cả. Trước những luận điệu ấy, vua Trần Nhân Tông vạch ra rằng, nếu Hốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 5
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG
5
Hốt Tất Liệt khoe khoang rằng y đối đãi rất nồng hậu với những người chịu đến
chầu, coi họ như con cái mà y có trách nhiệm thương yêu. Những sứ giả do y cử
đến, đều nói lòng thương của y bao la như trời biển phủ khắp mọi nơi. Chúng
thường dùng tới câu “Nhất thị đồng nhân”, tức đem lòng nhân từ ra mà thương yêu
khắp hết mọi người như nhau cả. Trước những luận điệu ấy, vua Trần Nhân Tông
vạch ra rằng, nếu Hốt Tất Liệt có lòng thương như thế, thì tại sao phải bắt vua vào
chầu ? Bắt vua vào chầu, lỡ dọc đường chết phơi xương thì thế nào ?
Điều đó chắc chắn làm tổn thương đến lòng nhân của hoàng đế thiên triều. Ta sẽ
thấy trong các lá thư hai lý luận này thường được nêu ra để trả lời tại sao vua ta
không chịu vào chầu Hốt Tất Liệt.
Vua Trần Nhân Tông hiểu rõ hơn bất cứ ai rằng, vào chầu tức đầu hàng giặc, tức
đem chủ quyền quốc gia mà trao cho giặc. Cho nên về điểm này nhà vua dứt khoát
không có sự nhượng bộ nào. Hốt Tất Liệt tưởng dùng vài ba lá thư có thể khuất
phục được ý chí cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia của vua Trần Nhân Tông.
Nhưng y đồng thời cũng biết rằng, vài ba lá thư với lời lẽ dụ dỗ đường mật thế nào
đi nữa, cũng không thể khuất phục được ý chí bảo vệ chủ quyền ấy. Cho nên, bên
cạnh những lá thư đó, y đã vung sẵn lưỡi gươm qua hai lần liên tiếp xua quân tiến
đánh nước ta với đám tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm chiến trường và hàng chục
vạn quân binh thuyền bè.
Vậy mà y đã
thất bại thảm hại.
Những lá thư viết cho các viên chức nhà Nguyên, mà chủ yếu là viết cho phái bộ
Lương Tăng đến nước ta vào năm 1293, cũng thế. Đây là những lá thư vừa mềm
mỏng, vừa đanh thép, lên án chính sách giả nhân giả nghĩa vừa nói, vạch trần
những âm mưu đen tối nằm đằng sau những lời lẽ có vẻ quang minh chính đại.
Một mặt khác, những lá thư này cho thấy thái độ khinh th ường của triều đình ta
đối với những kẻ đại diện cho thiên triều và thử thách khả năng chịu đựng của
chúng. Trong An Nam tức sự của Trần Cương Trung thi tập 2 tờ 34a3-4, Trần Phu
đã kể lại việc sứ bộ của y ngay khi đến nước ta đã bị triều đình Đại Việt đưa đi
theo những con đường mới phát quang nhằm gây nỗi kinh hoàng cho chúng: “Sứ
thần đến nước ấy, lại không đi theo lối cũ, đều phải đục núi mở đường, trèo vượt
quanh co, ý là muốn tỏ ra xa hiểm”. Chúng biết thế, mà đành phải ngậm miệng đi
theo, không dám đưa ra bất cứ một đòi hỏi nào.
Rồi khi đến Thăng Long, chúng phải qua nhiều lần đấu tranh, chúng mới đ ược đi
vào cửa Dương Minh, tức là cửa chính Nam của kinh thành, thay vì phải đi vào
cửa Vân Hội hay cửa Nhật Tân mà triều đình ta đề nghị, như Lương Tằng truyện
của Nguyên sử 178 tờ 1b3-6 đã ghi: “Tháng giêng năm Chí Nguyên 30 (1293) đến
An Nam, Nước đó có 3 cửa. Giữa gọi là Dương Minh, trái gọi là Nhật Tân và phải
gọi là Vân Hội. Bồi thần ra đón ngoài thành, sắp do cửa Nhật Tân để đi vào. Tăng
rất giận, nói: ‘Đón chiếu không do cửa giữa, thế là ta làm nhục mệnh vua’. Liền
trở về sứ quán. Thế rồi, mời mở cửa Vân Hội để đi vào. Tăng lại cho là không thể
được. Rồi mới tự cửa Dương Minh đón chiếu vào. Tăng trách Nhật Tôn không tự
mình ra đón chiếu”.
Đây có thể nói là những đòn nắn gân phái bộ thiên triều. Đòn nắn gân này trước
đó vua Trần Nhân Tông đã cho Sài Thung nếm thử vào năm vua mới lên ngôi
(1278), khi vua thiết yến hắn tại hành lang. Hắn tức giận trở về sứ quán. Đến khi
vua ta báo sẽ thết tại điện Tập Hiền thì hắn mới đến, như An Nam truyện của
Nguyên sử 209, tờ 4a11-12 đã ghi: “Nhật Huyên theo lệ cũ, thết yến ở dưới hành
lang. Bọn Thung không chịu đến dự yến. Khi đã trở về sứ quán, Nhật Huyên sai
Phạm Minh Tự đưa thư tạ lỗi, đổi thết yến đến điện Tập Hiền”.
Phái bộ Trương Lập Đạo đến nước ta vào năm 1291 cũng nếm thử những đòn này,
dù sau đó vua Trần Nhân Tông đã tiếp đãi chúng rất vui vẻ, như chính bản thân
Trương Lập Đạo đã ghi nhận trong Trương thượng thư hành lục do tên Việt gian
Lê Thực chép lại trong An Nam chí lược 3 tờ 45-47.
Hai mươi hai lá thư vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà Nguyên, do thế, là
một tập văn đáng cho chúng ta đọc để thấy cuộc đấu tranh ngoại giao và tư tưởng
đầy cam go và thử thách giữa ta và kẻ thù. Chúng thể hiện ý chí sắt đá không chỉ
của vua Trần Nhân Tông, mà của cả dân tộc ta trong việc bảo vệ chủ quyền quốc
gia, cương quyết không nhượng bộ kẻ thù bất cứ dưới hình thức nào. Chúng vì
vậy, có thể coi như mở đường cho sự ra đời của loại văn phục vụ trực tiếp sự
nghiệp đấu tranh chính trị và quân sự, mà sau này Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi
đã thực hiện trong Quân trung từ mêợnh tập.
Loại văn này có đặc trưng của nó. Lời văn phải vừa tao nhã mềm dẻo, lại vừa đanh
thép sắc bén. Phải có đủ lý lẽ để khuất phục kẻ thù về mặt tư tưởng, đánh trúng và
đánh mạnh vào những tín niệm mà chúng coi như chân lý bất di bất dịch và tưởng
không bao giờ có thể bị bác bỏ. Hốt Tất Liệt đã vạch ra cho vua Trần Nhân Tông
thấy rằng, ở đời làm gì có ngư ...