Danh mục

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.15 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều trị viêm đường hô hấp cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào? Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?Viêm đường hô hấp: Khinào bé cần dùng kháng sinh?Điều trị viêm đường hô hấp cho bé có phải lúc nào cũngcần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽảnh hưởng tới bé như thế nào?Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiềungười bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giaiđoạn chuyển mùa.Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1,bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấptrên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phảiuống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống khángsinh một lần.Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnhhưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táobón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bịnhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.Bác sĩ Nguyễn Văn Tú (Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu BV NhiTW) cho biết, bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấptrên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ). Còntheo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bédưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợtmột năm.Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virutcúm, á cúm, virút hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một sốnguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loạinày ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêmmàng não mủ.Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc khángsinh các bà mẹ cần biết:Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cáchxử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sửdụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phếquản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ đểnguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay châncho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho béhàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyêntheo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày: Điều này giúpxác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tựcho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùngđơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân,dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi chobé.Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinhnếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là nhữngtác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏngnhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó,chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vikhuẩn và được bác sĩ chỉ định.Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên chobé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giảinhiệt cho cơ thể. Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ cóthể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước camtỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi béốm nhưng không quá 120ml/ngày cho bé 1 tuổi.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: