Danh mục

Viêm xoang (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.11 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải phẫu và sinh lý mũi, xoang.1.1. Giải phẫu.Cấu tạo giải phẫu: Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng với tên của xương đó ví dụ như: xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ (các lỗ thông mũixoang). Các xoang đều có lỗ thông nối với nhau nên khi bị viêm 1 xoang kéo dài dễ đưa đến các xoang khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm xoang (Kỳ 1) Viêm xoang (Kỳ 1) 1. Giải phẫu và sinh lý mũi, xoang. 1.1. Giải phẫu. Cấu tạo giải phẫu: Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang têncùng với tên của xương đó ví dụ như: xoang trán nằm trong xương trán, xoanghàm nằm trong xương hàm trên. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp,các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ (các lỗ thông mũi-xoang). Các xoang đều có lỗ thông nối với nhau nên khi bị viêm 1 xoang kéo dàidễ đưa đến các xoang khác gọi là viêm đa xoang. Các xoang mặt được chia thành 2 nhóm: - Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vâyquanh hốc mắt. Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, nên các xuất tiết đềuđổ ra mũi trước, là vùng hô hấp của hốc mũi. Vùng này mở thông ra ngoài, dễ bịnhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng mắt. Khi mới đẻ xoang sàng đã thông bào,xoang hàm còn nhỏ, xoang trán thì khoảng 4-7 tuổi mới bắt đầu phát triển. Xoangtrước có lỗ thông với hốc mũi rộng, lại liên quan nhiều đến các răng hàm trên nêncác xoang trước thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ và các triệu chứngbiểu hiện ở phía trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ramủ...). - Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ,liên quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang, tuyếnyên. Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, xoang bướm đổ ra vùng khứu giác củahố mũi. Vùng này kín hơn, ít bị xâm nhập bởi nhưng nguyên nhân bệnh lý bênngoài. Do xoang sau có lỗ thông với mũi ở phía sau khe mũi trên nên xuất tiếtthường chảy xuống họng và ít bị viêm cấp tính mà thường bị viêm mạn tính. Các xoang sau hay bị cương tụ và phù nề niêm mạc hơn là viêm mủ, cáctriệu chứng viêm xoang sau phần nhiều biểu hiện ra phía sau (như đau đầu vùngchẩm, nước mũi hoặc chất nhầy chảy ra cửa mũi sau, bệnh nhân khịt mũi chứkhông xì mũi v...). Các xoang nói chung thường hay viêm là do nguyên nhân viêm mũi, viêmhọng. Mạch máu: những động mạch của hốc mũi xuất phát từ 2 nguồn mạchmáu chính sau đây: - Động mạch cảnh ngoài: động mạch bướm khẩu cái là nhánh củađộng mạch hàm trong. Động mạch khẩu cái lên là nhánh của động mạch mặt. - Động mạch cảnh trong: động mạch sàng trước và động mạch sàngsau là nhánh của động mạch mắt. Các nhánh của các mạch này tập trung ở vùng trước của vách ngăn mũi tạothành điểm mạch (gọi là điểm mạch Kisselbach), nơi thường xảy ra chảy máu mũi. Thần kinh: - Thần kinh khứu giác. - Thần kinh cảm giác do dây V chi phối. - Thần kinh thực vật do hạch bướm khẩu cái chi phối. 1.2. Sinh lý: Sinh lý của xoang dựa vào 2 điểm chính: - Lưu thông không khí. - Dẫn lưu dịch. Vai trò của lông chuyển niêm mạc xoang và các lỗ tự nhiên của các xoangđổ vào các ngách giữa, ngách trên bảo đảm 2 chức năng này. Nếu các lỗ bị tắc,lông chuyển bị huỷ hoại, tình trạng bệnh lý sẽ phát sinh ở các xoang. 2. Viêm nhóm xoang trước cấp tính. Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thườngmột xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra ra cả xoang sàng, xoangtrán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang. 2.1. Nguyên nhân. - Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp tính, hoặc sau cácbệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng. - Các kích thích lý, hoá các hơi khí hoá chất độc, độ ẩm cao cũng lànguyên nhân gây viêm xoang cấp tính. - Chấn thương do hoả khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề,thương tổn niêm mạc và thành xoang. - Các yếu tố tại chỗ như: dị hình vách ngăn hay nhét mèche mũi lâungày làm ứ tắc dịch tiết trong xoang. - Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường... 2.2. Triệu chứng. Toàn thân: thường chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợpthường ở trẻ em có sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: