Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 215.47 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010) Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO VIỆT NAM TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY (2010) Bùi Thị Kim Thu* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Trong đó, viện trợ ODA là lĩnh vực đã có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nguồn viện trợ đó ngày càng tăng lên bất chấp những khó khăn mà cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ đưa đến. Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế khác. Từ khoá: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), kinh tế, xã hội, Việt Nam, Nhật Bản. Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 11.7.2006 thì việc viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan. Nhật Bản thường phát huy vai trò của mình ở châu Á bằng các chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA to lớn. Với Việt Nam cũng vậy, họ thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi ngay từ trước khi đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại. Mục đích ODA của Nhật Bản là giúp Việt Nam khôi phục kinh tế-xã hội và cải cách thị trường nhằm góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và hợp tác trong khu vực, trước hết là sự chuẩn bị để hợp tác với chính phủ Nhật Bản. Do đó, ODA Nhật Bản được coi là những bước đi đầu của việc tạo lập nền móng cho đầu tư trực tiếp và phát triển buôn bán. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TRƯỚC 2006 Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ chính thức ODA cho Việt Nam từ tháng 11.1992 sau khi có “Hội thảo quốc tế về chuyển sang kinh tế thị trường”. Chính phủ Nhật Bản đã thông báo quyết định viện trợ ODA trở lại Tel: 0976 1985 86, Email: thubtk@tnu.edu.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cho Việt Nam với một khoản tín dụng ưu đãi bằng hàng hoá trị giá 45,5 tỷ yên với ưu đãi 1,7%/năm trong vòng 30 năm trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi [1 tr.43]. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn (1979-1992) mà nguyên cớ là từ phía Nhật Bản đã thực thi cái gọi là “phạt” Việt Nam vì đã đưa quân đội vào Campuchia đến nay đã được giải toả cũng chính là từ phía Nhật Bản chủ động thực thi. Việc Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ Việt Nam, không chỉ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế. Đồng thời còn có tác động không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản ưu đãi tín dụng với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm vừa qua, Nhật Bản tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài 149 http://www.lrc-tnu.edu.vn Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ trợ đứng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Nhật Bản đã tăng cường tài trợ ODA cho Việt Nam. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TỪ 2006-2010 Tháng 6.2006, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội công bố chính sách ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Chính sách này được hoạch định từ năm 2000 và từ năm 2008 bắt đầu áp dụng sẽ trở thành chính sách ODA cơ bản cho Việt Nam trong thời gian tới. Điểm khác biệt so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại chứ không theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ vào 3 lĩnh vực sau: (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp nhà nước. (2) Cải thiện xã hội (3) Hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua sử dụng kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản [2 tr.14]. Như vậy, chính sách ODA của Nhật Bản đặc biệt chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội như phát triển bền vững. Thực hiện những ưu tiên phát triển như vậy ODA của Nhật Bản đã có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87(11): 149 - 154 Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói giảm nghèo. Chính sách ODA mới này một lần nữa được ghi nhận và xem xét nghiêm túc trong cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản ngày 19.10.2006. So với các nước trong khu vực, Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Năm 2006 viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt mức cao, trị giá lên tới 835,6 triệu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010) Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO VIỆT NAM TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY (2010) Bùi Thị Kim Thu* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Trong đó, viện trợ ODA là lĩnh vực đã có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nguồn viện trợ đó ngày càng tăng lên bất chấp những khó khăn mà cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ đưa đến. Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế khác. Từ khoá: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), kinh tế, xã hội, Việt Nam, Nhật Bản. Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 11.7.2006 thì việc viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan. Nhật Bản thường phát huy vai trò của mình ở châu Á bằng các chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA to lớn. Với Việt Nam cũng vậy, họ thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi ngay từ trước khi đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại. Mục đích ODA của Nhật Bản là giúp Việt Nam khôi phục kinh tế-xã hội và cải cách thị trường nhằm góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và hợp tác trong khu vực, trước hết là sự chuẩn bị để hợp tác với chính phủ Nhật Bản. Do đó, ODA Nhật Bản được coi là những bước đi đầu của việc tạo lập nền móng cho đầu tư trực tiếp và phát triển buôn bán. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TRƯỚC 2006 Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ chính thức ODA cho Việt Nam từ tháng 11.1992 sau khi có “Hội thảo quốc tế về chuyển sang kinh tế thị trường”. Chính phủ Nhật Bản đã thông báo quyết định viện trợ ODA trở lại Tel: 0976 1985 86, Email: thubtk@tnu.edu.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cho Việt Nam với một khoản tín dụng ưu đãi bằng hàng hoá trị giá 45,5 tỷ yên với ưu đãi 1,7%/năm trong vòng 30 năm trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi [1 tr.43]. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn (1979-1992) mà nguyên cớ là từ phía Nhật Bản đã thực thi cái gọi là “phạt” Việt Nam vì đã đưa quân đội vào Campuchia đến nay đã được giải toả cũng chính là từ phía Nhật Bản chủ động thực thi. Việc Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ Việt Nam, không chỉ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế. Đồng thời còn có tác động không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản ưu đãi tín dụng với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm vừa qua, Nhật Bản tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài 149 http://www.lrc-tnu.edu.vn Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ trợ đứng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Nhật Bản đã tăng cường tài trợ ODA cho Việt Nam. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TỪ 2006-2010 Tháng 6.2006, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội công bố chính sách ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Chính sách này được hoạch định từ năm 2000 và từ năm 2008 bắt đầu áp dụng sẽ trở thành chính sách ODA cơ bản cho Việt Nam trong thời gian tới. Điểm khác biệt so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại chứ không theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ vào 3 lĩnh vực sau: (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp nhà nước. (2) Cải thiện xã hội (3) Hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua sử dụng kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản [2 tr.14]. Như vậy, chính sách ODA của Nhật Bản đặc biệt chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội như phát triển bền vững. Thực hiện những ưu tiên phát triển như vậy ODA của Nhật Bản đã có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87(11): 149 - 154 Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói giảm nghèo. Chính sách ODA mới này một lần nữa được ghi nhận và xem xét nghiêm túc trong cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản ngày 19.10.2006. So với các nước trong khu vực, Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Năm 2006 viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt mức cao, trị giá lên tới 835,6 triệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Viện trợ phát triển chính thức Tổ chức WTO Viện trợ phát triển Quan hệ đầu tư Quan hệ thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
101 trang 81 0 0
-
Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2020
9 trang 54 0 0 -
87 trang 51 1 0
-
96 trang 48 0 0
-
1 trang 44 0 0
-
Động thái quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI
10 trang 38 0 0 -
Luật trọng tài thương mại 2010
23 trang 34 0 0 -
Bài giảng Luật Đầu tư - Chương 1: Khái quát chung về hoạt động đầu tư
17 trang 32 0 0 -
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI SAU KHI NƯỚC TA GIA NHẬP WTO
29 trang 25 0 0 -
Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
236 trang 25 0 0