Hồi thứ năm, hồi cuối bi kịch lịch sử VŨ NHƯ TÔ xoay quanh một sự kiện chính: Sự kiện đốt phá Cửu trùng đài, bắt, giết những người đã sáng tạo ra nó, chôn vùi họ trong tro tàn Cửu Trùng đài và trong tro tàn của lịch sử một triều đại mục ruỗng của hôn quan bạo chúa. Bao trùm hồi kịch là một nỗi đau và một niềm hoang mang lớn thấm đượm một ý vị triết mỹ sâu xa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG CỦA VŨ NHƯ TÔ “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG CỦA VŨ NHƯ TÔ 1. Hồi thứ năm, hồi cuối bi kịch lịch sử VŨ NHƯ TÔ xoay quanh một sự kiện chính:Sự kiện đốt phá Cửu trùng đài, bắt, giết những người đã sáng tạo ra nó, chôn vùi họ trongtro tàn Cửu Trùng đài và trong tro tàn của lịch sử một triều đại mục ruỗng của hôn quanbạo chúa. Bao trùm hồi kịch là một nỗi đau và một niềm hoang mang lớn thấm đượm một ývị triết mỹ sâu xa. Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau: Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tôvà bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triềuđình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô,Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tựtin mình “quang minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An HòaHầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu, cungnữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơtrọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường. Ở hồi này, mâu thuẫn, xung đột kịch đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Hai mâu [1]thuẫn cơ bản của vở kịch đã hòa vào nhau, “cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bàynhững xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang ýnghĩa tượng trưng nghệ thuật”[2]. Và, nếu như trong những hồi đầu mâu thuẫn thứ hai chỉtiềm ẩn, có vẻ mờ nhạt thấp thoáng đằng sau mâu thuẫn thứ nhất, thì giờ đây, nó hầu nhưđã nhập hòa làm một với mâu thuẫn thứ nhất. Nó hầu như “không thể giải quyết” và, mọikhắc phục mâu thuẫn đều dẫn đế “sự diệt vong những giá trị quan trọng”. Những giá trịquan trọng ấy là Cửu Trùng Đài và những người đã dày công sáng tạo nên nó: Trớ trêuthay, gần cuối vở kịch, những người dân nổi loạn (trong đó có những người thợ xây đài, vốntrước đây nặng ân nghĩa với Vũ Như Tô) thậm chí, hầu như đã không mấy quan tâm đếnviệc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực – việc này đã có phe cánh Trịnh Duy Sản đảm nhiệm –mà chỉ mải mê đốt phá Cửu Trùng Đài và chăm chăm truy diệt Vũ Như Tô, truy diệt ngườicung nữ “đồng bệnh” với ông là Đan Thiềm! Tính đa nghĩa, thâm trầm, giàu sắc thái triết mỹ của vở kịch liên quan nhiều đến cácbiểu tượng mà tác giả đã dụng công tạo ra, hướng độc giả ít nhiều các suy tư về Tự do,Quyền lực, Sắc, Tài, Tình, Nhân dân, Cái Thiện, Cái Ác, Cái Đẹp,… Trong đó hình tượng đanghĩa mang tính biểu tượng nghệ thuật cần phải nói đến trước tiên là Cửu Trùng Đài. www.hoc360.vn Một mặt, Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầmvóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghequa cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗquý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”).Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ củangười sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở TrungQuốc, An Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng truyềntụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, tác giả của nó không thèm“tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp,không phải cái Đẹp nó chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”. Với những nhà kiến trúc tài cao,đây là dịp thi thố tài năng, thực hiện “mộng lớn”, khẳng định thiên tài kỳ vĩ của mình. Mặt khác, Đài Cửu Trùng còn là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy,tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia,mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Đánh đổi bằng tất cả những thứđó, Đài Cửu Trùng được xây lên với mục đích gì? Chưa biết trong tương lai thế nào, còntrước mắt, nhất là nhìn từ lợi ích của hôn quân Lê Tương Dực, thì “xây đài” chỉ là để “chovua chơi”! Nhưng ví thử, không gặp một ông vua hưởng thụ xa hoa như Lê Tương Dực, thìchưa chắc và cũng chưa biết đến bao giờ, Vũ Như Tô được thi thố tài năng? Cái oái oăm làở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó. Theo đó, ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiềumối quan hệ. Cho dù đó không phải là một nhân vật bi kịch, song người đọc có thể từ hìnhtượng này gạch các dấu gạch nối về nhiều phía, xác lập quan hệ với nhiều nhân vật trongvở kịch để tìm hiểu ý nghĩa phong phú của nó: Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho“mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu T ...