Võ Văn Kiệt - Người hùng dám vượt ngưỡng để làm điều đúng"Bà cứ làm tới đi, bà vào tù tôi đi đưa cơm cho bà"Đầu những năm 1980, khi đó ông Sáu Dân còn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM. Do cơ chế tập trung quan liêu nên cùng với việc sản xuất đình đốn là người dân TP. HCM không có gạo, phải ăn bo bo.Ông Sáu biết rõ, ĐBSCL không thiếu gạo. Dân TP không đến nỗi không có tiền để mua. Vậy mà mua không được, bán không xong, vì cơ chế lúc đó bắt buộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Võ Văn Kiệt - Người hùng dám vượt ngưỡng để làm điều đúng Võ Văn Kiệt - Người hùng dám vượt ngưỡng để làm điều đúng Bà cứ làm tới đi, bà vào tù tôi đi đưa cơm cho bà Đầu những năm 1980, khi đó ông Sáu Dân còn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.Do cơ chế tập trung quan liêu nên cùng với việc sản xuất đình đốn là người dânTP. HCM không có gạo, phải ăn bo bo. Ông Sáu biết rõ, ĐBSCL không thiếu gạo. Dân TP không đến nỗi không có tiềnđể mua. Vậy mà mua không được, bán không xong, vì cơ chế lúc đó bắt buộc phảimua theo giá chỉ đạo của Nhà nước là 0,52 đồng/kg. Nông dân không bán, công tylương thực không mua được thóc. Trong khi thóc vẫn c òn. Thành phố lại khôngđược phép đi thu mua lương thực từ các địa phương khác. Ông Kiệt tuyên bố: Không thể để một người dân nào của thành phố thiếu đói!.Vì công ty lương thực không thể xé rào đi buôn gạo nên ông Kiệt đã đồng ý chophép bà Ba Thi, GĐ Công ty lương thực miền Nam đứng ra thu mua. Mua giá nhà nước thì sẽ không ai bán, vì vậy quyết định xé rào, lấy tiền từ ngânsách cho cá nhân đi mua gạo về cho nhà nước là sai. Ông Sáu Dân nói: Bà cứ làmtới đi, nếu bà vào tù, tôi sẽ đi đưa cơm cho bà. Nhưng trong cơ chế của VN thời kỳ đó, một con người như ông đã phát huyhết tác dụng hay chưa? Ông vẫn có thể làm được nhiều việc hơn nữa, vì cơ chế củachúng ta khiến cho Thủ tướng cũng không thể tự ra quyết định Ông Sáu là người rất sát thực tế. Mọi quyết sách của ông đều đi từ thực tiễn. Códịp đi cùng ông xuống địa phương, mới biết, ông chú ý nắm bắt tâm tư bà con, rồidùng thực tế đó để thuyết phục các lãnh đạo cấp huyện, tỉnh. Hồi mới ở TP ra Trung ương, ông chưa bắt tay vào làm việc ngay mà dành hẳnsáu tháng để đi khắp các huyện miền Bắc Tôi phải đi để nắm tình hình thực tế,ông nói. Ngay trong việc ông có công cải tạo, thau chua rửa phèn cho vùng Đồng ThápMười cũng gặp phải nhiều ý kiến nghi ngại, như tại sao không cải tạo ĐB sôngHồng? Nhưng ông Sáu vẫn khẳng định quyết tâm có thể cải tạo được và thực tếnơi đây từ một vụ lúa thành hai vụ, năng suất cao nhất cả nước. Người tập hợp trí thức Hầu hết những quyết định mà ông Sáu đưa ra đều dựa trên cơ sở khoa học. Làvì ông biết tập hợp trí tuệ của các nhân sĩ, trí thức, lắng nghe họ. Từ thời l àm Bíthư Thành ủy TP. HCM, ông đã thành lập và tổ chức được nhiều nhóm, quy tụđược nhiều trí thức của chế độ cũ, tin tưởng và giao việc cho họ. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu kinh tế do TS Nguyễn Xuân Oánh đứng đầu,nhóm Thứ Sáu, cũng tập hợp nhiều trí tuệ nh ư Phan Chánh Dưỡng, Trần Bá Tước,Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn. Các nhóm nghiên cứu này đã đề xuất đượcnhiều sáng kiến cho TP. Với ông Sáu, anh em trí thức thường nói chuyện thẳngthắn, thoải mái. Khi ông Kiệt ra Hà Nội giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vào giữanăm 1986, ông nghe nói nhóm Thứ Sáu nghiên cứu các vấn đề về ngân hàng, vềchống lạm phát có nhiều ý hay, ông cho mời ra Hà Nội và đưa họ vào trình bàythẳng các ý tưởng của họ trước Chính phủ. Và ông trực tiếp chỉ đạo, nghiên cứu,sau bốn tháng hình thành văn bản dự thảo về hai pháp lệnh ngân hàng. Ông biết dùng người, biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt... Bănkhoăn lớn nhất của ông là làm thế nào để chấn hưng và có thể thu hút được ngườitài, thực hiện khoan dung hòa hợp dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân vàocông cuộc đổi mới. Năm 1993, khi họp mặt Việt kiều ở TP.HCM, ông Kiệt đã khẳng định: Đoànkết tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chính kiến. Ông không phải làngười khai phá nhưng là một nhà lãnh đạo có công lớn thúc đẩy công cuộc đổimới. Nhưng trong cơ chế của VN thời kỳ đó, một con người như ông đã phát huy hếttác dụng hay chưa? Ông vẫn có thể làm được nhiều việc hơn nữa. Vì, thứ nhất, cơchế của chúng ta phải có sự thỏa thuận tập thể. Đây là cơ chế khiến cho Thủ tướngcũng không thể tự ra quyết định. Thứ hai, một con người như ông đòi hỏi bộ máy thích ứng, nh ưng bộ máy đãkhông chuyển biến kịp để biến những ý định của ông thành hành động cụ thể. Quyết đoán Ông Sáu Dân mất đi rất đáng tiếc vì đất nước đang ở vào bước ngoặt cơ bản củaphát triển, cần có những bộ óc sáng suốt, những con người có tầm suy nghĩ chiếnlược, dám nói, dám làm. Ngoài những thành tựu như thau chua rửa mặn cho Đồng Tháp Mười, tầm nhìnchiến lược thể hiện ở thành công của đường dây 500 KV Bắc - Nam. Ban đầu, ai cũng phản đối quyết định này. Đưa ra trước QH, có ĐB phân vân vềkhía cạnh khoa học, kỹ thuật của đường dây... Thậm chí có vị ĐB là GS. TS vẫnphát biểu thế giới chỉ làm khoảng 500km là cùng. Nhưng để ra được quyết định này, ông Sáu Dân đã đi hỏi ý kiến ở nhiều nơi,nhiều người, nhiều chuyên gia, như GS.VS Trần Đình Long, Hồ Sĩ Thoảng... Trong khi QH đang họp, công trình đã khởi công ở Hòa Bình. Với cách làmcuốn chiếu, song song, khởi công đồng loạt nhưng chia ra nhiều chặng để gia ...