Danh mục

Vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.99 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu về cơ sở hạ tầng giao thông Tây Nguyên, phân tích thực trạng vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên. Từ đó đưa ra giải pháp thu hút vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI LĨNH VỰC GIAO THÔNG TÂY NGUYÊN Phan Diên Vỹ, Nguyễn Thị Ngọc Nga Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM TÓM TẮT Hạ tầng giao thông là một trong bốn lĩnh vực trọng tâm của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đầu tư cho hạ tầng giao thông là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết giới thiệu về cơ sở hạ tầng giao thông Tây Nguyên, phân tích thực trạng vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên. Từ đó đưa ra giải pháp thu hút vốn tín dụng ngân hàng với lĩnh vực giao thông Tây Nguyên trong thời gian tới. Từ khóa: Ngân hàng; Giao thông; Tây Nguyên; Vốn tín dụng 1. Giới thiệu Nghị quyết số 85/2019/QH14 Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2019. Nhiệm vụ và giải pháp Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, giải phóng mặt bằng cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thực hiện các dự án giao thông quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Tiếp tục thực hiện, làm tốt công tác quản lý, sửa chữa, duy tu, bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đường bộ. Ngày 1/3/2019, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Trong đó, ngành GTVT chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật chuyên ngành GTVT. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để quản lý hiệu quả hơn. Đồng thời tập trung rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông vận tải làm cơ sở cho hoạt động đầu tư, góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GTVT. Quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng 5 quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong 05 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển, đường thuỷ nội địa. Đặc biệt, chú ý tính kết nối giữa các phương thức vận tải; kết nối giữa các khu kinh tế, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế với hệ thống cảng biển; kết nối giữa các vùng với mạng lưới giao thông quốc gia. Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo yêu cầu đặt ra theo chỉ đạo Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ, Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ…thì ngành giao thông cần nguồn lực đầu tư rất lớn từ xã hội. Chỉ tính riêng theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020 thì nhu cầu vốn bình quân mỗi năm cần để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 202 nghìn tỷ/năm. Để hoàn thành mục tiêu này, cùng với các nguồn vốn như ODA, ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng là một kênh phát triển đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. 46 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Hạ tầng giao thông Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở trung tâm của Đông Dương, có hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Khu vực này có hệ thống giao thông liên hoàn với các tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ và có 554 km đường biên giới Lào và Campuchia, cùng các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông – Tây. Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và có điều kiện phát triển nền kinh tế mở. Vận tải đường bộ hiện đóng vai trò quan trọng nhất tại Tây Nguyên với hệ thống các tuyến đường có chiều dài khoảng 32.220 km. Trong đó, quốc lộ khoảng 2.100 km, bao gồm: Hai trục dọc đường Hồ Chí Minh (QL14 cũ), QL14C chạy dọc biên giới; các tuyến quốc lộ ngang gồm: 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 40, 40B và 55; Tỉnh lộ khoảng 2.030 km. Còn lại là đường giao thông nông thôn khoảng 25.600 km, đường đô thị khoảng 1.840 km và đường chuyên dùng khoảng 650 km. Ngoài ra, khu vực này còn có đường Trường Sơn Đông dài khoảng 670 km. Tây Nguyên có ba cảng hàng không lớn là: Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku. Mạng lưới giao thông vùng Tây Nguyên phân bổ tương đối hợp lý, kết nối thuận lợi các tỉnh Tây Nguyên với vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ, cũng như đến các cửa khẩu quốc tế Lào, Campuchia, các cảng biển quan trọng. Trên cơ sở Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã phê duyệt “Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Đây là căn cứ, định hướng quan trọng để đầu tư, phát triển các công trình g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: