VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.79 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1Thiền phái Trúc Lâm lâu nay trong các sách lịch sử đều ghi nhận là do vua Trần Nhân Tông thành lập. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 khi Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp các tư liệu để cho ra đời tác phẩm Tam tổ thực lục, thì từ đó cho đến ngày nay, người ta thường cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Nhất là sau ba vị này, người ta quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1Thiền phái Trúc Lâm lâu nay trong các sách lịch sử đều ghi nhận l à do vua TrầnNhân Tông thành lập. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 khi Tính Quảng và Hải Lượngtập hợp các tư liệu để cho ra đời tác phẩm Tam tổ thực lục, thì từ đó cho đến ngàynay, người ta thường cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt.Nhất là sau ba vị này, người ta quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kếthừa kiệt xuất nữa. Và có người đã coi như hết một thời thịnh vượng của Phậtgiáo, trong đó tất nhiên có dòng thiền Trúc Lâm. Sự thật, ta đã thấy, sau cái chếtcủa thiền sư Huyền Quang năm 1334, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ vàcòn có nhiều nhân vật xuất sắc kế thừa d òng thiền này, mà ta sẽ gặp dưới đây. Chonên, đúng ra vấn đề vua Trần Nhân Tông với dòng thiền Trúc Lâm không đáng đểbàn cãi trong tác phẩm này. Nhưng vì những ngộ nhận vừa nêu, nên phải nói sơmột ít về dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông thành lập. Ta đã bàn vềmột số vấn đề tư tưởng của vua Trần Nhân Tông, đặc biệt là tư tưởng Cư trần lạcđạo với chủ trương:Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết sức,Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật khá đồ côngVà coi chủ trương này là cột trụ của học thuyết thiền Trúc Lâm. Vì thế, việc trìnhbày thiền phái Trúc Lâm như một dòng thiền của các thiền sư, nhất là các thiền sưxuất gia, mà trước đây các nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam thường haylàm, phải chăng đã thỏa đáng. Tất nhiên, trong quá khứ cũng có những người đãtrình bày lại lịch sử thiền phái này như một dòng tu không phân biệt tại gia hayxuất gia. Cụ thể là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô ThờiNhiệm trong phần mở đầu của tác phẩm ấy. Tuy nhiên, cách trình bày của NgôThời Nhiệm vẫn chưa được tiếp thu và phổ biến rộng rãi. Thậm chí có người coicách trình bày của Ngô Thời Nhiệm là không phản ảnh đúng truyền thống Phậtgiáo, thậm chí là một xuyên tạc.Tuy vậy, những trình bày của Ngô Thời Nhiệm không phải là không có cơ sở, nhấtlà khi ta đã trình bày giai đoạn vua Trần Nhân Tông xuất gia là một giai đoạn đầynhững hoạt động chính trị và quân sự, trong đó gồm cả việc tiếp các phái bộ ngoạigiao Trung Quốc, việc chỉ đạo quan hệ với Chiêm Thành và mở mang bờ cõi vềphương Nam cũng như việc cầm quân bình định nước Ai Lao quấy rối biên giớiphía Tây Bắc. Giai đoạn xuất gia của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, do thế, khôngphải là một giai đoạn tĩnh tu, như nhiều người còn quan niệm và đã mô tả. Ngượclại, đó là một giai đoạn đầy ắp những công việc của dân của nước. Vì vậy, khôngphải không có lý do và cơ sở cho việc trình bày “hành trạng của ba tổ” Trúc Lâmtheo hướng mà Ngô Thời Nhiệm đã đưa ra.Phải nói đây là một hướng trình bày đúng, dù rằng ngày nay do nhận thức lệch lạcở cả giới tăng sĩ Phật giáo cũng như giới nghiên cứu, sự đúng đắn của lối trình bàyvừa nói đã không được thừa nhận và phát huy. Người ta cứ quan niệm vua xuất giađi tu là rũ bỏ hết mọi việc liên quan với đời, để dồn tâm dồn sức cho việc tu đạo.Nếu vậy, thì làm gì có chuyện gả công chúa Huyền Trân và sáp nhập hai châu ÔMã và Việt Lý vào bản đồ Đại Việt ? Nếu vậy, thì làm gì có việc vua Trần NhânTông đã ngăn việc phong tước quá nhiều của vua Trần Anh Tông? Nhìn vào cuộcđời vua Trần Nhân Tông trong những năm tháng xuất gia, chưa bao giờ ta thấynhà vua lơi là việc nước việc dân, chưa bao giờ nhà vua không quan tâm đến cáchoạt động của chính quyền do con mình là vua Anh Tông điều khiển.Tuy nhiên, từ lâu trong giới xuất gia của Phật giáo đã hình thành một quan niệm làkhi vua Trần Nhân Tông xuất gia cũng là lúc nhà vua “bỏ ngôi báu, vào cửa thiền,quên mình vì đạo, vừa khi cơ thiền đáp ứng, thì quả nhiên gương sáng chẳngnhọc”, như Diệu Trạm đã viết trong lời tựa in lại Tam tổ thực lục tờ 1a5-6 vàonăm Thành Thái thứ 9 (1897). Quan điểm nhìn nhận vua Trần Nhân Tông như thế,sau này, đã được các sách sử tiếp tục lặp lại, coi giai đoạn xuất gia của nhà vua làmột giai đoạn dồn hết tâm lực cho việc đạo. Có người đã viết:“Nhưng thắng giặc không lâu, Nhân Tông nh ường ngôi cho Anh Tông để đi tìmmột cuộc sống tĩnh tại trong cảnh tu hành, trở thành ông tổ thứ nhất của phái TrúcLâm và gửi hơi thở cuối cùng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử tĩnh mịch, lúc mới51 tuổi”. Không chỉ viết vua Trần Nhân Tông xuất gia là để tìm một cuộc sốngtĩnh tại, họ còn nói: “Ông muốn dứt bỏ những bận rộn thường tình của xã hội để đitìm lẽ huyền vi chi phối cuộc sống con người”1.Rõ ràng một quan điểm nhìn nhận như thế là không thỏa đáng và phù hợp với sựthật lịch sử, mà ta đã biết về cuộc đời vua Trần Nhân Tông, như sử sách ghi lại, cụthể là ĐVSKTT và Thánh đăng ngữ lục. Hơn thế nữa, nếu phân tích buổi lễ traotruyền vị thế kế thừa dòng thiền Trúc Lâm cho Pháp Loa, như chính văn bia củaPháp Loa ghi lại trong Tam tổ thực lục tờ 18b3 -19a8, ta thấy nổi bật một sự kiệnrất khác thường, không ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1Thiền phái Trúc Lâm lâu nay trong các sách lịch sử đều ghi nhận l à do vua TrầnNhân Tông thành lập. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 khi Tính Quảng và Hải Lượngtập hợp các tư liệu để cho ra đời tác phẩm Tam tổ thực lục, thì từ đó cho đến ngàynay, người ta thường cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt.Nhất là sau ba vị này, người ta quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kếthừa kiệt xuất nữa. Và có người đã coi như hết một thời thịnh vượng của Phậtgiáo, trong đó tất nhiên có dòng thiền Trúc Lâm. Sự thật, ta đã thấy, sau cái chếtcủa thiền sư Huyền Quang năm 1334, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ vàcòn có nhiều nhân vật xuất sắc kế thừa d òng thiền này, mà ta sẽ gặp dưới đây. Chonên, đúng ra vấn đề vua Trần Nhân Tông với dòng thiền Trúc Lâm không đáng đểbàn cãi trong tác phẩm này. Nhưng vì những ngộ nhận vừa nêu, nên phải nói sơmột ít về dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông thành lập. Ta đã bàn vềmột số vấn đề tư tưởng của vua Trần Nhân Tông, đặc biệt là tư tưởng Cư trần lạcđạo với chủ trương:Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết sức,Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật khá đồ côngVà coi chủ trương này là cột trụ của học thuyết thiền Trúc Lâm. Vì thế, việc trìnhbày thiền phái Trúc Lâm như một dòng thiền của các thiền sư, nhất là các thiền sưxuất gia, mà trước đây các nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam thường haylàm, phải chăng đã thỏa đáng. Tất nhiên, trong quá khứ cũng có những người đãtrình bày lại lịch sử thiền phái này như một dòng tu không phân biệt tại gia hayxuất gia. Cụ thể là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô ThờiNhiệm trong phần mở đầu của tác phẩm ấy. Tuy nhiên, cách trình bày của NgôThời Nhiệm vẫn chưa được tiếp thu và phổ biến rộng rãi. Thậm chí có người coicách trình bày của Ngô Thời Nhiệm là không phản ảnh đúng truyền thống Phậtgiáo, thậm chí là một xuyên tạc.Tuy vậy, những trình bày của Ngô Thời Nhiệm không phải là không có cơ sở, nhấtlà khi ta đã trình bày giai đoạn vua Trần Nhân Tông xuất gia là một giai đoạn đầynhững hoạt động chính trị và quân sự, trong đó gồm cả việc tiếp các phái bộ ngoạigiao Trung Quốc, việc chỉ đạo quan hệ với Chiêm Thành và mở mang bờ cõi vềphương Nam cũng như việc cầm quân bình định nước Ai Lao quấy rối biên giớiphía Tây Bắc. Giai đoạn xuất gia của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, do thế, khôngphải là một giai đoạn tĩnh tu, như nhiều người còn quan niệm và đã mô tả. Ngượclại, đó là một giai đoạn đầy ắp những công việc của dân của nước. Vì vậy, khôngphải không có lý do và cơ sở cho việc trình bày “hành trạng của ba tổ” Trúc Lâmtheo hướng mà Ngô Thời Nhiệm đã đưa ra.Phải nói đây là một hướng trình bày đúng, dù rằng ngày nay do nhận thức lệch lạcở cả giới tăng sĩ Phật giáo cũng như giới nghiên cứu, sự đúng đắn của lối trình bàyvừa nói đã không được thừa nhận và phát huy. Người ta cứ quan niệm vua xuất giađi tu là rũ bỏ hết mọi việc liên quan với đời, để dồn tâm dồn sức cho việc tu đạo.Nếu vậy, thì làm gì có chuyện gả công chúa Huyền Trân và sáp nhập hai châu ÔMã và Việt Lý vào bản đồ Đại Việt ? Nếu vậy, thì làm gì có việc vua Trần NhânTông đã ngăn việc phong tước quá nhiều của vua Trần Anh Tông? Nhìn vào cuộcđời vua Trần Nhân Tông trong những năm tháng xuất gia, chưa bao giờ ta thấynhà vua lơi là việc nước việc dân, chưa bao giờ nhà vua không quan tâm đến cáchoạt động của chính quyền do con mình là vua Anh Tông điều khiển.Tuy nhiên, từ lâu trong giới xuất gia của Phật giáo đã hình thành một quan niệm làkhi vua Trần Nhân Tông xuất gia cũng là lúc nhà vua “bỏ ngôi báu, vào cửa thiền,quên mình vì đạo, vừa khi cơ thiền đáp ứng, thì quả nhiên gương sáng chẳngnhọc”, như Diệu Trạm đã viết trong lời tựa in lại Tam tổ thực lục tờ 1a5-6 vàonăm Thành Thái thứ 9 (1897). Quan điểm nhìn nhận vua Trần Nhân Tông như thế,sau này, đã được các sách sử tiếp tục lặp lại, coi giai đoạn xuất gia của nhà vua làmột giai đoạn dồn hết tâm lực cho việc đạo. Có người đã viết:“Nhưng thắng giặc không lâu, Nhân Tông nh ường ngôi cho Anh Tông để đi tìmmột cuộc sống tĩnh tại trong cảnh tu hành, trở thành ông tổ thứ nhất của phái TrúcLâm và gửi hơi thở cuối cùng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử tĩnh mịch, lúc mới51 tuổi”. Không chỉ viết vua Trần Nhân Tông xuất gia là để tìm một cuộc sốngtĩnh tại, họ còn nói: “Ông muốn dứt bỏ những bận rộn thường tình của xã hội để đitìm lẽ huyền vi chi phối cuộc sống con người”1.Rõ ràng một quan điểm nhìn nhận như thế là không thỏa đáng và phù hợp với sựthật lịch sử, mà ta đã biết về cuộc đời vua Trần Nhân Tông, như sử sách ghi lại, cụthể là ĐVSKTT và Thánh đăng ngữ lục. Hơn thế nữa, nếu phân tích buổi lễ traotruyền vị thế kế thừa dòng thiền Trúc Lâm cho Pháp Loa, như chính văn bia củaPháp Loa ghi lại trong Tam tổ thực lục tờ 18b3 -19a8, ta thấy nổi bật một sự kiệnrất khác thường, không ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trần nhân tông phái trúc lâm đời vua trần phong kiến việt nam lịch sử việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 84 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 55 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 42 0 0 -
183 trang 40 0 0