Danh mục

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2Khi vua Trần Thái Tông viết “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời”, thì đấy không phải là một lời nói suông buông ra từ cửa miệng một vị sư hay một người trí thức nào đó. Ngược lại, nó xuất phát từ một vị vua, một lãnh tụ quốc gia, tất nhiên nó sẽ được phản ảnh trong chính sách văn hóa giáo dục của chính quyền do vị lãnh tụ ấy đề xuất. Chính sách nhà nước của triều Trần đối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2Khi vua Trần Thái Tông viết “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh màtruyền lại cho đời”, thì đấy không phải là một lời nói suông buông ra từ cửa miệngmột vị sư hay một người trí thức nào đó. Ngược lại, nó xuất phát từ một vị vua,một lãnh tụ quốc gia, tất nhiên nó sẽ được phản ảnh trong chính sách văn hóa giáodục của chính quyền do vị lãnh tụ ấy đề xuất. Chính sách nhà nước của triều Trầnđối với Nho giáo như thế là một chính sách dùng Nho giáo như một công cụ phụcvụ cho lợi ích của Phật giáo. Phải nhận rõ điều này ta mới thấy trong thời đại Lêsơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông và trở về sau, thường được cho một cáchsai lầm là thời kỳ “Nho giáo độc tôn”, tại sao đã có những đề thi đình trong đó cónhiều câu hỏi liên quan đến Phật giáo, nhất là Phật giáo Trúc Lâm. Cụ thể là đề thinăm 1502, mà người đỗ đầu là trạng nguyên Lê Ích Mộc (1459 -?). Cũng may nhờsự bảo lưu được những đề thi này, ta mới biết chút ít về nội dung học và thi củanền giáo dục Lê sơ, và từ đó đánh bạt được những ngoa truyền về “Nho giáo độctôn”.Truyền thống giáo dục của Việt Nam từ đó l à một nền giáo dục tổng hợp. HọcNho giáo là để phục vụ cho những lợi ích bên ngoài Nho giáo, tức lợi ích Phậtgiáo và dân tộc. Đây là một điểm, mà người ta thường không chú ý tới, khi viết vềlịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam. Người ta quên rằng việc dựng nên Vănmiếu vào năm 1069-1070 đã do một người Phật tử thực hiện. Và người Phật tửnày đồng thời cũng là người thành lập dòng thiền Thảo Đường. Chỉ một việc nàythôi cũng cho thấy vua Lý Thánh Tông đã có thái độ như thế nào đối với Nhogiáo. Cho nên, ngày nay tuy không có một văn bản nào ghi lại quan điểm của vuaLý Thánh Tông, ta vẫn có thể chắc chắn chủ trương của vị vua này chính là chủtrương “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời”, nhưvua Trần Thái Tông đã phát biểu.Vì thế, ta hoàn toàn không có gì ngạc nhiên trước việc vua Trần Nhân Tông đãtrao cho Pháp Loa một trăm hộp “kinh sử ngoại thư” cùng với hai mươi hộp “ĐạiTạng kinh Phật giáo” và dặn dò phải mở rộng việc học bên trong cũng như bênngoài Phật giáo, lúc truyền y bát, để kế thừa làm vị tổ thứ hai của dòng thiền TrúcLâm. Không những thế, điều này không có nghĩa vua Trần Nhân Tông đã nghiênghẳn về giới xuất gia trong dòng thiền Trúc Lâm. Ta đã thấy Trần Nhân Tông nhấnmạnh đến “giới lòng” và “giới tướng” của những vị “bồ tát trang nghiê m”. Giớilòng là một Việt dịch của chữ tâm giới tiếng Trung Quốc. Và tâm giới là một tiếnggọi tắt của bồ đề tâm giới, hay cũng gọi là bồ tát giới. Đây là loại giới luật đặc biệtdùng chung cho cả người tại gia và người xuất gia.Việc nhấn mạnh đến tâm giới, do đó, thể hiện quan điểm không phân biệt xuất giavà tại gia của chính vua Trần Nhân Tông. Và thực tế, nếu nghiêng về giới xuất giavà cho việc xuất gia như một quá trình rút ra khỏi cuộc đời thế tục và xa lánh cuộcđời này thì ngay khi truyền y bát cho Pháp Loa, vua đ ã không truyền thêm mộttrăm hộp “kinh sử ngọai thư”. Truyền kinh sử ngoại thư để làm gì, nếu không quantâm đến cuộc đời, mà trong đó mỗi con người đang vươn lên tìm cho mình mộtchỗ đứng dưới ánh mặt trời. Và cũng lạ thật, nếu Pháp Loa chỉ với tư cách nhà tu,thì ôm lấy kinh sử ngoại thư để làm gì? Ta cần nhớ khi được truyền y bát để kếthừa dòng thiền Trúc Lâm, Pháp Loa còn rất trẻ, mới chỉ 24 tuổi.Ở độ tuổi này, có thể Pháp Loa đã có một cơ sở học vấn tốt, nhưng chưa phải nắmhết mọi ngành học thuật của thời đại mình. Dù vào lúc ấy chưa có cuộc bùng nổthông tin như thời đại chúng ta, nhưng chắc chắn nhiều ngành học thuật đã pháttriển mạnh mẽ và đã tích lũy được một số lượng kiến thức phải nói là phong phú.Cả một loạt những xuất bản phẩm lần đầu tiên ra đời nhờ việc phổ biến nghề inbằng bản gỗ ở Trung Quốc cũng nh ư nước ta mấy trăm năm trước đó. Vì thế, ta cólý do để nghĩ rằng việc vua Trần Nhân Tông giao các hộp sách Phật giáo và ngoàiPhật giáo trên cho Pháp Loa là nhằm thể hiện mong muốn của bản thân vua. Nhàvua mong muốn Pháp Loa có đủ kiến thức trong và ngoài Phật giáo, để thực hiệnmẫu người Phật giáo lý tưởng của mình một cách trọn vẹn, chứ không phải mongcó một người kế thừa khư khư giữ lấy tư cách một nhà tu chỉ biết thiền định vàgiảng kinh cùng một số công việc tu trì khác.Nói khác đi, vua Trần Nhân Tông mong có một người kế thừa gần giống mình. Tađã thấy những năm tháng xuất gia của vua là những năm tháng đầy công việc đờicũng như đạo. Vua hy vọng Pháp Loa cũng có một cuộc sống ít nhiều sôi độngkiểu ấy. Thế nhưng, trong 22 năm còn lại của cuộc đời mình, Pháp Loa chỉ giớihạn vào công việc Phật giáo là chính. Ngoài ra, ta không thấy có bất cứ dấu hiệunào chứng tỏ có tham gia vào các hoạt động thế sự.Phải chăng vì những hoạt động thuần túy này, mà văn bia Pháp Loa phải hơn 30năm sau khi mất mới được khắc lên đá, tức vào năm Nhâm Dầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: