Danh mục

Vùng biên giới phía Bắc Việt Nam - Nguồn gốc tộc người: Phần 2

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.92 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Nguồn gốc tộc người ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam: Phần 1 do Nguyễn Chí Buyên chủ biên cung cấp cho các bạn những kiến thức về truyền thống ý thức cộng đồng dân tộc Việt Nam của các dân tộc người thiểu số vùng núi phía Bắc của nước ta. Tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Lịch sử và những ngành có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vùng biên giới phía Bắc Việt Nam - Nguồn gốc tộc người: Phần 2 PHẦN BA TRUYỀN THÔNG Ý THỨC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC I. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM Trước thế kỷ XX, khái niệm dân tộc trong tiếng Việt hầu như chưa được sử dụng. Nội dung của khái niệm dân tộc được xem như đồng nghĩa với các danh từ: Làng Nước, con Rồng cháu Tiên, Bách Việt, Đồng bào, hoặc khái quát thành quốc hiệu. Đại Việt - Việt Nam. Nội dung đó được nhấn mạnh cả hai phương diện: Giống nòi và cư dân trên lãnh thổ Tổ quốc. Đầu thế kỷ XX, khái niệm dân tộc được sử dụng lần đầu tiên là âm Hán - Việt, đại thể cũng với một nội dung như vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khái quát: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Đó là một tổng thể thống nhất gồm nhiều thành phần tộc người anh em gắn bó trong ý thức cộng đồng, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vì lợi ích chung. Thuật ngữ dân tộc (national) được nhiều học giả phương Tây sử dụng nhấn mạnh bốn yếu tố của dân tộc tư sản dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa và thị trường thống nhất tư bản chủ 191 nghĩa. Nó thuộc loại hình dân tộc - xã hội. Cộng đồng Việt Nam trong lịch sử đại thể cũng bao gồm các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa chung, nhưng nó được nhấn mạnh không phải trên cơ sở kinh tế hàng hóa - thị trường dân tộc, mà được nhấn mạnh 5 trên cơ sở: nòi giống tổ tiên, cội nguồn dân tộc, cư dân lãnh thổ và một Nhà nước tập quyền chuyên chế quản lý thống nhất dựa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Đồng thời với điều kiện trị thuỷ, thuỷ lợi của nền công nghiệp trồng lúa nước cùng với các kết cấu kinh tế - xã hội và văn hóa do nó đẻ ra, là yêu cầu chống ngoại xâm hầu như thường xuyên liên tục suốt quá trình lịch sử, đã thúc đẩy sự gắn bó giữa các tộc người trên vùng lãnh thổ Việt Nam vì lợi ích chung, vận mệnh chung. Với một quan niệm như vậy, cộng đồng dân tộc Việt Nam là một cộng đồng gồm nhiều thành phần tộc người cố kết lại ngày càng ổn định, ngày càng có ý thức sâu sắc về sự tồn tại và phát triển bên trong của mình, đặc biệt là ý thức độc lập dân tộc, yêu nước thương nòi mãnh liệt. Đó là chân lý khiến chúng ta có thể cắt nghĩa được vì sao trong quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam có được một bản sắc riêng, có thể vượt qua mọi thử thách khốc liệt của thiên tai, dịch hoạ để tồn tại và phát triển. Sức mạnh dân tộc Việt Nam trước hết là ở chỗ đó. Trong tiến trình lịch sử nhàn loại, mỗi quốc gia dân tộc đều có những yếu tố chung nhất định là tính chất cộng đồng. Nhưng tuỳ theo điều kiện môi trường lịch sử cụ thể mà mỗi cộng đồng lại có những trình độ và đặc điểm phát triển khác nhau. Đó là cái cụ thể của cái phổ quát. Khởi đầu của văn minh nhân loại. C.Mác đã phân biệt các hình thái: Á châu cổ đại và Giécmanh. vạch ra thiên hướng các tuyến, các bước đi của lịch sử nhân loại 192 thời liên cận đại. Việt Nam quá khứ mang nhưng đặc điểm chung của hình thái Á châu và có những nét đặc thù của mình. Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam hình thành sớm theo hướng quy tụ thuận chiêu, ngày càng ổn định bền vững, dân tộc ta hình thành được là do kết quả của sự hoà hợp của các bộ tộc và bộ lạc anh em, chứ không phải là kết quả của sư thôn tính lẫn nhau 1 Đây là một đặc điểm quan trọng. Sở dĩ như vậy là do những nhân tố và những điều kiện cơ bản sau: Cùng chung một cội nguồn nhân chủng Nam Á cổ được hình thành từ các trung tâm văn hóa Sơn Vi, Hoà Bình - Bắc Sơn, Phùng Nguyên cho đến thời đại đồ đồng thau - sắt sớm Đông Sơn, là chủ nhân sáng tạo ra các nền văn hóa này. Trong tâm thức dân gian cũng như thư tịch xưa đều đặc biệt biểu dương ca ngợi họ Hồng Bàng và cư dân Bách Việt cùng sinh ra từ một bố mẹ Lạc Âu, chia nhau đi dựng nước Dù lên non, xuống biển hữu sự chớ có quên nhau 2 mãi đầu thế kỷ XX, nhà sĩ quốc duy tân Phan Bội Châu khi khảo cứu về lịch sử Việt Nam vẫn nhấn mạnh Lạc Long Quân là Tổ của Bách Việt 3 về mặt nhân chủng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Khoa khi nghiên cứu về nguồn gốc bản địa lâu đời của người Việt, đã cho biết: chẳng những người Việt với các thành phần dân tộc thuộc nhóm loại hình Nam Á cư trú ở Việt Nam, Mường, Tày, Thái... có 1. Nguyễn Khánh Toàn: Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam – NXB Khoa học – xã hội, 1975, tr.34. 2. Lĩnh Nam chính quái, NXB Văn hóa, 1960. 3. Phan Bội Châu: Việt Nam quốc sử khảo. 193 quan hệ thân tộc, mà giữa họ với các thành phần dân tộc bản địa ở miền núi (đồng bào Thượng thuộc nhóm loại hình Inđônêdiêng cũng có mối quan hệ nguồn gốc từ lâu đời) 1 . Kết cấu kinh tế - xã hội cổ truyền Việt Nam thời tiền cận đại nói chung thuộc loại hình phương thức sản xuất châu Á với quan hệ cộng đồng làng xã, tức công xã nông thô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: