Xã hội học: một góc nhìn nhân văn - Phần 1
Số trang: 187
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.74 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Lời mời đến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn" của tác giả Peter L. Berger, 1963 do dịch giả Phạm Văn Bích chuyển ngữ gồm có gồm 8 chương, sách nhằm vào những ai vì lí do này hay lí do khác đã đi đến chỗ đặt câu hỏi về xã hội học. Sách được chia thành 2 phần ebook, ebook phần 1 gồm 4 chương với những nội dung như sau: Chương 1: xã hội học với tư cách là một kiểu tiêu khiển cá nhân; chương 2: xã hội học với tư cách là một hình thái ý thức; chương 3 ngoại đề: sự đổi đời và tiểu sử, chương 4: con người trong xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học: một góc nhìn nhân văn - Phần 1 Lời Mời Đến Với Xã Hội HọcTác Giả: Peter L. BergerChuyển Ngữ: Phạm Văn BíchNXB: Nhà Xuất Bản Tri ThứcLỜI MỜI ĐẾN VỚI XÃ HỘI HỌC | PETER L. BERGERBản tiếng Việt © 2016 Nhà xuất bản Tri thức.Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bảnquyền giữa Nhà xuất bản Tri thức và The Knopf DoubledayGroup.Invitation to Sociology | Peter L. BergerThis translation published by arrangement with VintageAnchor Publishing, an imprint of The Knopf Doubleday Group,a division of Penguin Random House LLC.All rights reserved.Peter L. Berger (1929-2017): Là người Mỹ gốc Áo, Giáo sư xã hộihọc tại trường Đại học New School for Social Research, Đại họcRutgers và Đại học Boston (Mỹ). Lĩnh vực học thuật chính củaông là xã hội học về tôn giáo, xã hội học về nhận thức và líthuyết xã hội học. Lời nhà xuất bản Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu cuốn Lời mờiđến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn (Invitation toSociology, Peter L. Berger, 1963) do dịch giả Phạm Văn Bíchchuyển ngữ. Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sáchtham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếudành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảotính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tácphẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản viết đến bạnđọc. Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình vớiquan điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về các vấn đềđược đề cập đến trong cuốn sách. Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệutham khảo với tinh thần phê phán và khai phóng. Xin chân thành cảm ơn! Lời người dịch Sách nhập môn xã hội học thường được tái bản nhiều lần,và để đứng vững trước sự thay đổi của thời gian, mỗi lần tái bảnđều cần cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung. Tuy nhiên, có một cuốnkhông trải qua chỉnh lí, sửa đổi và bổ sung nhưng đến nay, sauhàng chục năm, vẫn giữ nguyên được cái hay, sức hấp dẫn củanó. Đó là Invitation to sociology: a humanistic perspective (Lờimời đến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn) của nhà xã hộihọc Mĩ nổi tiếng Peter Ludwig Berger mà một pho từ điển xã hộihọc gần đây coi là “có ảnh hưởng sâu rộng” (Abercrombie et al.,2006:30). Một từ điển khác cũng cho rằng mặc dù ra đời cáchđây khoảng nửa thế kỉ, sách “vẫn là tài liệu nhập môn xã hội họccó ảnh hưởng sâu rộng” (Dillon, 2006:37). Không chỉ đi vào từđiển, cuốn sách này còn được nhiều giáo trình xã hội học kháctrích dẫn (ví dụ Robertson, 1977:4, 5, 25, 26-27; Landis,2001:455-456; Stark, 2004:7; Giddens, 2006:94). Nhiều độc giảViệt Nam đã có dịp làm quen với những trích đoạn ngắn đầyhàm súc từ sách này trong bản dịch Nhập môn xã hội học củanhóm tác giả người Anh do Tony Bilton đứng đầu (Bilton et al.,1987:5, 6, 19; 1993:21,34). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những lời nhận xét ngợikhen trên đây xuất phát từ một nền xã hội học khác với ViệtNam, bởi ở đây, đọc là một hoạt động nghề nghiệp không thểthiếu, đồng thời cũng là một ngọn nguồn tri thức, và hơn thếnữa, một nguồn vui. Còn riêng đối với nền xã hội học Việt Nam,nơi mà đông đảo người trong nghề coi đọc là một hoạt động vừakhó vừa không cần thiết, do đó vô bổ, thì có vẻ như cuốn sáchkhông hề dễ tiếp thu, thậm chí gây nhức đầu, nên chắc ít ngườichịu khó đọc và suy ngẫm về nó. Chính bởi thế tôi thấy cần cómấy lời như sau. Berger sinh ngày 17 tháng 3 năm 1929 tại Vienna (Áo). Ôngdi cư sang Mĩ sau Thế chiến II, và sống ở đó từ năm 1946. Ôngtừng giảng dạy và giữ ghế giáo sư tại nhiều trường đại học khácnhau của Mĩ. Mối quan tâm nghiên cứu chủ yếu của ông là líthuyết xã hội, xã hội học tôn giáo, nhưng ông cũng viết về cácchủ đề thế giới thứ ba, xã hội học gia đình và xã hội học chínhtrị. Ông không chỉ tham gia vào những cuộc tranh luận lí thuyếtlớn trong xã hội học, mà còn có cống hiến tích cực vào việc giảiquyết một trong những cuộc tranh luận này. Cho tới nay, các nhà xã hội học vẫn đang tranh luận về câuhỏi mà nhiều người coi là đã trở thành song đề lí thuyết trong xãhội học: chúng ta là những chủ thể hành động mang tính sángtạo, tích cực kiểm soát những điều kiện sống của bản thân, hayhầu hết những gì chúng ta làm chỉ là kết quả chi phối của cácthế lực xã hội tổng quát vốn nằm ngoài tầm kiểm soát củachúng ta? Có hai quan điểm trái ngược trả lời cho câu hỏi này:quan điểm thứ nhất (mà thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi là“action” hay “agency”) khẳng định tính tích cực chủ động củacon người hành động (actor); còn quan điểm thứ hai quả quyếtrằng các thế lực xã hội, hay cấu trúc xã hội (structure) là nhân tốquy định và chi phối con người (Scott et al., 2005:3-4, 644-645;Giddens, 2006:105). Tác phẩm này của Berger nhằm đưa ra cách nhìn dung hòagiữa hai quan điểm trên: sự tự chủ của con người và quyền lựccưỡng ép của cấu trúc xã hội.ón a ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học: một góc nhìn nhân văn - Phần 1 Lời Mời Đến Với Xã Hội HọcTác Giả: Peter L. BergerChuyển Ngữ: Phạm Văn BíchNXB: Nhà Xuất Bản Tri ThứcLỜI MỜI ĐẾN VỚI XÃ HỘI HỌC | PETER L. BERGERBản tiếng Việt © 2016 Nhà xuất bản Tri thức.Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bảnquyền giữa Nhà xuất bản Tri thức và The Knopf DoubledayGroup.Invitation to Sociology | Peter L. BergerThis translation published by arrangement with VintageAnchor Publishing, an imprint of The Knopf Doubleday Group,a division of Penguin Random House LLC.All rights reserved.Peter L. Berger (1929-2017): Là người Mỹ gốc Áo, Giáo sư xã hộihọc tại trường Đại học New School for Social Research, Đại họcRutgers và Đại học Boston (Mỹ). Lĩnh vực học thuật chính củaông là xã hội học về tôn giáo, xã hội học về nhận thức và líthuyết xã hội học. Lời nhà xuất bản Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu cuốn Lời mờiđến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn (Invitation toSociology, Peter L. Berger, 1963) do dịch giả Phạm Văn Bíchchuyển ngữ. Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sáchtham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếudành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảotính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tácphẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản viết đến bạnđọc. Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình vớiquan điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về các vấn đềđược đề cập đến trong cuốn sách. Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệutham khảo với tinh thần phê phán và khai phóng. Xin chân thành cảm ơn! Lời người dịch Sách nhập môn xã hội học thường được tái bản nhiều lần,và để đứng vững trước sự thay đổi của thời gian, mỗi lần tái bảnđều cần cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung. Tuy nhiên, có một cuốnkhông trải qua chỉnh lí, sửa đổi và bổ sung nhưng đến nay, sauhàng chục năm, vẫn giữ nguyên được cái hay, sức hấp dẫn củanó. Đó là Invitation to sociology: a humanistic perspective (Lờimời đến với xã hội học: một góc nhìn nhân văn) của nhà xã hộihọc Mĩ nổi tiếng Peter Ludwig Berger mà một pho từ điển xã hộihọc gần đây coi là “có ảnh hưởng sâu rộng” (Abercrombie et al.,2006:30). Một từ điển khác cũng cho rằng mặc dù ra đời cáchđây khoảng nửa thế kỉ, sách “vẫn là tài liệu nhập môn xã hội họccó ảnh hưởng sâu rộng” (Dillon, 2006:37). Không chỉ đi vào từđiển, cuốn sách này còn được nhiều giáo trình xã hội học kháctrích dẫn (ví dụ Robertson, 1977:4, 5, 25, 26-27; Landis,2001:455-456; Stark, 2004:7; Giddens, 2006:94). Nhiều độc giảViệt Nam đã có dịp làm quen với những trích đoạn ngắn đầyhàm súc từ sách này trong bản dịch Nhập môn xã hội học củanhóm tác giả người Anh do Tony Bilton đứng đầu (Bilton et al.,1987:5, 6, 19; 1993:21,34). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những lời nhận xét ngợikhen trên đây xuất phát từ một nền xã hội học khác với ViệtNam, bởi ở đây, đọc là một hoạt động nghề nghiệp không thểthiếu, đồng thời cũng là một ngọn nguồn tri thức, và hơn thếnữa, một nguồn vui. Còn riêng đối với nền xã hội học Việt Nam,nơi mà đông đảo người trong nghề coi đọc là một hoạt động vừakhó vừa không cần thiết, do đó vô bổ, thì có vẻ như cuốn sáchkhông hề dễ tiếp thu, thậm chí gây nhức đầu, nên chắc ít ngườichịu khó đọc và suy ngẫm về nó. Chính bởi thế tôi thấy cần cómấy lời như sau. Berger sinh ngày 17 tháng 3 năm 1929 tại Vienna (Áo). Ôngdi cư sang Mĩ sau Thế chiến II, và sống ở đó từ năm 1946. Ôngtừng giảng dạy và giữ ghế giáo sư tại nhiều trường đại học khácnhau của Mĩ. Mối quan tâm nghiên cứu chủ yếu của ông là líthuyết xã hội, xã hội học tôn giáo, nhưng ông cũng viết về cácchủ đề thế giới thứ ba, xã hội học gia đình và xã hội học chínhtrị. Ông không chỉ tham gia vào những cuộc tranh luận lí thuyếtlớn trong xã hội học, mà còn có cống hiến tích cực vào việc giảiquyết một trong những cuộc tranh luận này. Cho tới nay, các nhà xã hội học vẫn đang tranh luận về câuhỏi mà nhiều người coi là đã trở thành song đề lí thuyết trong xãhội học: chúng ta là những chủ thể hành động mang tính sángtạo, tích cực kiểm soát những điều kiện sống của bản thân, hayhầu hết những gì chúng ta làm chỉ là kết quả chi phối của cácthế lực xã hội tổng quát vốn nằm ngoài tầm kiểm soát củachúng ta? Có hai quan điểm trái ngược trả lời cho câu hỏi này:quan điểm thứ nhất (mà thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi là“action” hay “agency”) khẳng định tính tích cực chủ động củacon người hành động (actor); còn quan điểm thứ hai quả quyếtrằng các thế lực xã hội, hay cấu trúc xã hội (structure) là nhân tốquy định và chi phối con người (Scott et al., 2005:3-4, 644-645;Giddens, 2006:105). Tác phẩm này của Berger nhằm đưa ra cách nhìn dung hòagiữa hai quan điểm trên: sự tự chủ của con người và quyền lựccưỡng ép của cấu trúc xã hội.ón a ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lời mời đến với xã hội học Lí thuyết xã hội học Xã hội học Tính nhân văn Hình thái ý thức Con người trong xã hộiTài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 467 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 182 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 175 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 152 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 117 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 116 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 107 0 0 -
195 trang 106 0 0
-
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 87 0 0