Danh mục

Xã hội học và lịch sử: Hiểu và ngăn chặn di hại của Nho giáo trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa - Trần Đình Hượu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Xã hội học và lịch sử: Hiểu và ngăn chặn di hại của Nho giáo trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa" dưới đây, nội dung bài viết trình bày về vấn đề di hại của Nho giáo trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học và lịch sử: Hiểu và ngăn chặn di hại của Nho giáo trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa - Trần Đình HượuXã hội học, số 3 - 1986 XÃ HỘI HỌC VÀ LỊCH SỬ HIỂU VÀ NGĂN CHẶN DI HẠI CỦA NHO GIÁO TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA * TRẦN ĐÌNH HƯỢU Nho giáo từ vị tổ sư là Khổng Tử đã nuôi một ảo tưởng là xây đựng một thiên hạ trật tự, ổn định,hòa mục, lễ nhượng, không có kiện tụng, chiến tranh, mọi người sống với nhau êm ấm như trong giađình, “bốn bể đều là anh em”. Để thực hiện xã hội như vậy, Khổng - Mạnh muốn dựa vào sự nỗ lực tudưỡng đạo đức của mỗi một người “từ thiên tử cho đến dân thường”, vào một nền chính trị tốt do mộtvị vua thánh đức, cai trị bằng đức, bằng lễ, treo gương tốt và biết giáo hóa, chứ không cần đến hìnhlực, thưởng phạt và pháp luật. Tín đồ của Khổng - Mạnh, vì lẽ đó vốn đinh ninh nhớ lời dạy “kẻ quântử lo Đạo chứ không lo nghèo đói”. Khổng Tử cũng coi “làm cho dân đủ ăn” là một công việc hàngđầu để trị nước. Phải lo cho dân no ấm, nhưng no ấm chưa phải mối lo hàng đầu. Khổng Tử nói “Kẻ có nước, cónhà không lo ít mà lo không đều, không lo nghèo mà lo không yên. Bởi vì đã đều thì không có nghèo,đã hòa mục thì không có ít, đã yên ổn thì không có nghiêng đổ”. Với quyền vương hữu, vua làm chủmột quốc gia rộng lớn, nhưng lại với một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và phân tán. Sản xuất nôngnghiệp và thủ công đều nhằm tự túc, tiến hành ở từng hộ. Chưa có nhu cầu trao đổi hàng hóa rộng rãingoài làng xã. Vua, người có quyền sở hữu, không trực tiếp nắm vật sở hữu - ruộng đất và sức laođộng - để quản lý và khai thác kinh doanh như chủ nô và lãnh chúa. Vua để ruộng đất cho làng xã quâncấp cho dân, theo hộ mà cày cấy. Vua chỉ thu vật cống nạp; tô dưới hình thức thuế. Với cách đó, vuachỉ làm chủ việc phân phối vật cống nạp; tác dụng đến sản xuất chỉ là gián tiếp, ảnh hưởng khôngnhiều. Việc tập trung quyền sở hữu mọi nguồn lợi ruộng đất, núi rừng, sông biển, quyền phân phối hoalợi, quyền ban cấp tước vị vào chỉ một người, đặt vua chuyên chế vào vị trí đầu mối của những mâuthuẫn: mâu thuẫn với dân, mâu thuẫn với quý tộc (họ hàng, công thần và hào trưởng địa phương), mâuthuẫn giữa Nhà nước và làng xã tức là giữa trung ương và địa phương, giữa tập trung và phân tán. Cólàm cho các lực lượng mâu thuẫn về quyền lợi đó, hoặc vui lòng hoặc sợ uy mà chịu yên, không tranhgiành thì đất nước mới thái bình, ngôi vua mới yên ổn. Để tránh tranh giành, cần ổn định một tỷ lệ hợplý giữa các phía. Cách giản tiện nhất là phân phối theo một phương án không * Trích phần III của tham luận Bàn về một điểm đặc thù của thời kỳ quá độ: di hại của Nho giáo trong xâydựng kinh tế. Có chỉnh lý cho hợp khuôn khổ của Tạp chí. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Xã hội học, số 3 - 1986 40 TRẦN ĐÌNH HƯỢUthay đổi nguồn cống nạp ổn định và mức chia ổn định. Mạnh Tử chủ trương “dân theo hạng mà đượcchia ruộng, quan theo tước mà được cấp lộc”, nói cách khác là Nhà nước sắp xếp danh vị và mọi ngườitheo danh vị mà có quyền, có lợi. Xác định danh vị - chính danh - vì lẽ đó được Khổng Tử coi là việcđầu tiên phải làm khi chấp chính. Cái để chia có thể nhiều hay ít, nhưng phải đạt yêu cầu quân bình.Quân bình là đều, nhưng không có nghĩa là bằng nhau, mà có nghĩa là có tương quan hợp lý. TheoMạnh Tử, vua có 10, quan khanh có 1; quan khanh có 4, đại phu có 1... là quân bình. Tất nhiên ngườidân được xếp ở bậc cuối cùng, cách quan khanh không phải không nhiều. Một xã hội trật tự nhưng bấtbình đẳng! Sự cách biệt để biểu hiện trật tự không chỉ là ở sự khác nhau về tước và lộc, mà còn cả ởquy chế về chất liệu, màu sắc độ dài ngắn của quẩn áo, ở quy mô nhà cửa, mồ mả, ở quy định về cáchxưng hô, đi đứng... Cũng khó mà làm cho mọi người vui lòng với cái ít, không chê nghèo, yên phận,yên mệnh, lễ nhượng và hòa mục trong cảnh bất bình đẳng như vậy. Con người không cam chịu nghèohèn, tự lực làm giàu, không chấp nhận phận, mệnh để cố ngoi lên. Xu hướng chạy theo lợi, “trên dướitranh nhau cái lợi”, “mọi người giao tiếp với nhau bằng lợi” như vậy là nguy cơ của xã hội. TheoMạnh Tử, như thế thì “nước ít khi không mất”. Cho nên Nho giáo cực lực chống lợi, đưa nghĩa đối lậpvới lời khuyên mọi người “thấy lợi thì phải nghĩ đến nghĩa”. “Quân bình thì không có nghèo, hòa mục thì không có ít” như Không Tử dạy, cũng chỉ là nói cáinghèo, cái ít tâm lý, tức là không cảm thấy nghèo, thấy ít mà đâm ra suy bì, thắc mắc, tranh giành màthôi. Còn cái nghèo, cái ít thực tức là cái đói rét, thiếu thốn thì vẫn còn. Sách Đại học bàn đến “đạo lớnlàm ra của cải”, cách “làm cho của cải luôn luôn đủ”; “làm gấp gáp mà dùng thong thả” tức là nỗ lựcsản xuất và tiết kiệm. Nền sản xuất của xã hội là nông nghiệp, tô thuế cũng lấy từ nông nghiệp, chonên nông nghiệp được coi là nghề gốc. Khổng - Mạnh và các nhà nho đời sau đều kêu gọi chăm lo cáigốc đó, đòi hỏi người cầm quyền quan tâm đến nông nghiệp, đến nông dân: vua coi trọng lễ cày tịchđiền, treo gương cho dân, ra chiếu khuyến nông, vỗ về, khuyến khích nông dân cày cấy. Khổng - Mạnhchủ trương điều động lực dịch ngoài mùa cày cấy, thu thuế nhẹ, định ngạch và được báo trước... đều lànhằm làm cho nông dân có thì giờ và có hứng thú sản xuất. Nông nghiệp là nghề vất vả, gặp nhiều bấttrắc mà lợi suất không cao. Những người muốn có nhiều lợi, muốn làm giàu đều bỏ nghề nông màbuôn bán. Buôn bán không những làm lơ là nghề gốc mà còn là không theo mệnh, không yên phận,cho nên Nho giáo coi thương nghiệp là nghề của “kẻ hèn hạ” (tiện trượng phu). Trong ...

Tài liệu được xem nhiều: